Giữa một số ngân hàng và các đầu mối tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm thường thiết lập những mối liên hệ, nhằm hỗ trợ lẫn nhau dưới hình thức ưu đãi về giá hoặc kèm quà tặng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng do các ngân hàng liên kết phát hành khi mua hàng.
Đặc biệt, những trung tâm thương mại, siêu thị lớn không chỉ liên kết với một, mà với nhiều ngân hàng, nên các chương trình ưu đãi được tổ chức khá thường xuyên, số người được hưởng ưu đãi cũng khá rộng rãi. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể tiết giảm chi phí mua sắm 5-30%, hay nhiều hơn khi có những chương trình khuyến mãi lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi như trên, các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng lại phải chịu nhiều khoản chi phí khác liên quan đến sự tồn tại của chính… tấm thẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi như trên, các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng lại phải chịu nhiều khoản chi phí khác liên quan đến sự tồn tại của chính… tấm thẻ.
Lợi ích chỉ có được khi biết cách sử dụng thẻ tín dụng đúng nơi, đúng lúc. Ảnh: Theo Shutter Stock
Trên thực tế, khi khách hàng nạp tiền vào thẻ đồng nghĩa với việc họ giao một khoản tiền mặt gửi vào ngân hàng - tương tự như một hình thức huy động vốn, ngân hàng được phép sử dụng khoản tiền đó để kinh doanh mà hầu như không phải trả lãi suất.
Thế nhưng, chính chủ thẻ lại phải trả khá nhiều tiền cho ngân hàng để “nuôi” thẻ, bao gồm các loại phí thường niên và phí dịch vụ.
Ngoài ra, ở nhiều siêu thị tại Hà Nội và TPHCM, người sử dụng thẻ để thanh toán khi mua hàng lại không được hưởng chiết khấu hoặc ưu đãi từ các chương trình khuyến mại đại trà…
Như vậy, người sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán khi mua hàng có thể được hưởng nhiều lợi ích nhưng mặt khác, cũng có thể phải chịu một số thiệt thòi.
Lợi ích chỉ có được khi biết cách sử dụng thẻ đúng nơi, đúng lúc. Đó chính là điều mà các chủ thẻ cần nghiên cứu và học hỏi từ những người có kinh nghiệm.