Thức ăn nào tốt cho bệnh nhân ung thư?

04/10/2016 - 22:31
Nhiều bệnh nhân bị ung thư thường "rỉ tai" nhau về một số phương pháp ăn điều trị bệnh, trong đó chủ yếu là ăn gạo lứt, muối mè hoặc ăn kiêng. Theo các chuyên gia, quan niệm này không có cơ sở khoa học.
Theo TS.BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, BV Đại học Y Dược TP.HCM, người bệnh ung thư vẫn cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối các thành phần bột đường, béo, vitamin và chất khoáng. Các quan niệm về hạn chế một số loại thực phẩm hoặc chỉ ăn một số thực phẩm đều chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ trong hạn chế khối u phát triển hoặc kéo dài cuộc sống người bệnh.

Ngoài ra, theo BS Niên, người bệnh ung thư thường có tình trạng chán ăn, thay đổi khẩu vị, hoặc những biện pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, cũng ảnh hưởng xấu lên mức độ tiếp nhận thức ăn của người bệnh. Các yếu tố này khiến cho người bệnh ung thư càng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và suy kiệt.
Thịt nạc, cá cung cấp các loại acid amin cần thiết, các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm… cho cơ thể
"Tình trạng dinh dưỡng suy giảm sẽ ảnh hưởng đến lộ trình điều trị bệnh, thậm chí có trường hợp phải tạm dừng điều trị. Suy dinh dưỡng cũng làm giảm hiệu quả điều trị, làm chậm quá trình phục hồi của các tế bào bình thường sau mỗi đợt điều trị, tăng tác dụng phụ của điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng tỉ lệ biến chứng, làm giảm chất lượng sống và dẫn đến tử vong sớm hơn", BS Niên phân tích.

Để có chế độ ăn cân bằng, tránh chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng đối với bệnh nhân ung thư, BS Niên gợi ý:
- Chọn thịt nạc, cá; tránh thịt chế biến sẵn. Thịt, cá cung cấp các loại acid amin cần thiết, các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm… cho cơ thể. Nên ăn các loại thịt trắng nhiều hơn thịt đỏ.
- Hạn chế thức ăn nhiều đường - các loại thực phẩm này có nhiều calo nhưng lại nghèo dinh dưỡng.
- Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt.
- Ă
n nhiều rau quả - lượng rau quả khoảng nửa phần ăn. Rau quả cung cấp nhiều loại vitamine cho cơ thể. Có thể dùng thêm các loại nước ép trái cây, rau quả nguyên chất.
Rau quả cung cấp nhiều loại vitamin cho cơ thể. Ảnh: Med-health
- Cố gắng ăn cho dù bạn không cảm giác ngon miệng hay muốn ăn. Không đợi đến đói mới ăn mà nên ăn vào các khoảng thời gian nhất định trong ngày. Nên chia thành nhiều bữa trong ngày.
- C
ó thể thêm gia vị, màu sắc vào bữa ăn để tăng độ ngon miệng.
- U
ống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ (rau quả, trái cây) để hạn chế táo bón. Khi tiêu chảy hay ói, cần uống bù nước mất.
- N
ếu đau miệng, khô miệng, nên chọn thức ăn mềm, dễ nuốt.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm