Palbociclib làm giảm sự tăng sinh tế bào của K ER HER2 bằng cách ngăn cản sự tiến triển của các tế bào từ giai đoạn G1 vào giai đoạn S của chu kỳ phát triển tế bào. Quyết định phê chuẩn trên của FDA dựa trên thời gian sống của bệnh nhân ung thư vú di căn (606 ngày ở nhóm được cho Palbociclib với Letrozole và 306 ngày ở nhóm được cho Letrozole đơn độc) trong một thử nghiệm có tên là PALOMA1.
PALOMA1 là một thử nghiệm mở, ngẫu nhiên, đa trung tâm trên phụ nữ sau mãn kinh bị K ER HER2. Những bệnh nhân này chưa được chữa trị gì trước đó ở giai đoạn di căn. Có 165 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên. Nhóm 1 được cho dùng Palbociclib (125mg uống/ngày, trong 21 ngày liên tục, 7 ngày còn lại trong tháng đó không dùng thuốc) và Letrozole (2,5mg/ngày, liên tục trong 28 ngày). Nhóm 2 được cho chỉ dùng Letrozole. Kết quả, thời gian sống của bệnh nhân ở nhóm 1 gần gấp đôi nhóm 2.
Tuy thời gian sống sau khi phát hiện K ER HER2 của những bệnh nhân dùng kết hợp 2 thuốc trên tăng nhưng thuốc cũng gây một số phản ứng phụ, gồm: Giảm bạch cầu, tiểu cầu, mệt mỏi, thiếu máu, nhiễm trùng đường hô hấp trên, buồn nôn, viêm miệng, hói đầu, ăn kém ngon, bệnh thần kinh ngoại biên, chảy máu cam. Trầm trọng nhất là tắc mạch phổi và tiêu chảy.
Ảnh minh họa
Cùng kết hợp với letrozole, các nhà khoa học cũng tiến hành thử nghiệm lâm sang ngẫu nhiên giai đoạn 3 (PALOMA 3) thuốc Palbociclib với Fluvestrant (FASLODEX). Kết quả cho thấy, phụ nữ bị K ER HER2 đã sống lâu hơn khi cho Palbociclib và Fluvestrant (FASLODEX) so với dùng Fluvestrant và giả dược (placebo).
Fluvestrant cũng có hoạt chất gần giống Letrozole. Cách thức tác động của 2 thuốc khác nhau. Letrozole làm ngừng sản xuất estrogen ở 2 buồng trứng và các mô khác. Trong khi đó, Fluvestrant là một chất kháng estrogen, nó kết gắn với thụ thể estrogen và dẫn đến phá huỷ nó.
Thử nghiệm ở hơn 520 bệnh nhân K ER HER2, nhóm 1 (347 bệnh nhân) được cho dùng Palbociclib Fluvestrant; nhóm 2 dùng Fluvestrant giả dược. Các chuyên gia nhận thấy, thời gian sống ở nhóm 1 trung bình là 9,2 tháng và ở nhóm 2 trùng bình là 3,8 tháng. Việc ngưng điều trị do phản ứng phụ gặp ở nhóm 1 là 2,6% và nhóm 2 là 1,7%. Các phản ứng phụ gồm: Giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu. Đa số đều khắc phục được.
Từ kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự gia tăng gấp 2-3 thời gian sống của bệnh nhân đã khiến nhiều thầy thuốc dùng Palbociclib Fluvestrant hay letrozole như là cách điều trị mới với K ER HER2 ở phụ nữ sau mãn kinh.