Thụy Điển: Đàn ông được nghỉ thai sản 3 tháng

16/06/2017 - 17:40
Thụy Điển là quốc gia khuyến khích các ông bố nghỉ thai sản từ năm 1974. Hiện nay, quốc gia này có chính sách mới nhằm động viên các ông bố nghỉ 3 tháng ở nhà chăm con.
Hình ảnh các ông bố ngồi ăn trưa cùng nhau, vây quanh họ là những đứa trẻ đang chập chững tập đi hoặc những chiếc xe đẩy không còn xa lạ ở Thụy Điển. Năm 1974, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trên thế giới thay thế chính sách nghỉ thai sản của mẹ thành chính sách nghỉ thai sản của bố mẹ, giúp cả hai có thời gian ở bên đứa con mới chào đời.

gd-nhung-ong-bo-thuy-dien-2.jpg
Thụy Điển là quốc gia khuyến khích các ông bố nghỉ thai sản từ năm 1974
Có những nhóm trên Facebook giúp các ông bố đang nghỉ chăm con có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với nhau. Trong khi các em bé chơi đùa, những ông bố này uống cà phê hoặc ăn trưa cùng nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện về con, chia sẻ bí quyết chăm sóc con.

“Nó đã trở thành truyền thống ở đây rồi”, Roger Klinth, một nhà nghiên cứu và một giảng viên cấp cao chuyên nghiên cứu về giới tính ở Đại học Linkoping, nói. Đây là một tín hiệu rõ ràng từ phía Chính phủ về việc đàn ông và phụ nữ là bình đẳng, không có chuyện một người phải chịu trách nhiệm với con nhiều hơn so với người còn lại.
parentalleave1024x6801024x680_1.jpg
Lúc đầu, chính sách này quy định, mỗi cặp bố mẹ sẽ có 6 tháng nghỉ thai sản khi sinh một em bé, trong đó mỗi người được nửa ngày nghỉ. Tuy nhiên, các ông bố có thể chuyển nửa ngày của mình cho các bà mẹ và thường thì họ làm như vậy. Kết quả, sau hai thập kỷ áp dụng, 90% kỳ nghỉ thai sản vẫn được sử dụng bởi phụ nữ.

Một quy định mới được gọi là “hạn mức cho các ông bố” được đưa ra năm 1995 đã giải quyết được vấn đề này. Sẽ có 30 ngày nghỉ được phân bổ cho các ông bố theo dạng “không nghỉ thì sẽ mất”. Nếu ông bố đó không nghỉ 1 tháng thì cả hai vợ chồng sẽ bị trừ 1 tháng trong tổng kỳ nghỉ thai sản.

Năm 2002, chính sách này đã sửa đổi và nới rộng lên thành 60 ngày. Cả chính sách cũ lẫn mới đều tác động trực tiếp tới tỷ lệ nghỉ thai sản của các ông bố. Theo số liệu đến năm 2014, các ông chồng đã nghỉ trung bình 25% kỳ nghỉ thai sản của mình. Đến ngày 1/1/2017, “hạn mức” này đã tăng tới 90 ngày.
b.jpg
 Ông bố Thụy Điển với công việc chăm sóc con 
Ngày nay, các cặp vợ chồng Thụy Điển được hưởng 16 tháng (tương đương 480 ngày) nghỉ thai sản có trả lương khi con cái họ chào đời. Trong 390 ngày đầu tiên, Chính phủ sẽ chi trả 80% lương, lên đến 111 USD/ngày.

Phần còn lại sẽ do công ty chi trả và tổng cộng cha mẹ nhận được khoảng 90% mức lương bình thường. Sau 390 ngày này, họ vẫn được nghỉ thêm 90 ngày nếu muốn. Người mẹ vẫn được nhận 100% lương trong 390 ngày (khoảng 13 tháng) thay vì 420 ngày (14 tháng) như trước đây.

Thu hẹp khoảng cách giới

Hiện nay, Thụy Điển được đánh giá là quốc gia có khoảng cách giới hẹp nhất thế giới, theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ông Niklas Lofgren (thuộc Tổ chức Bảo hiểm Xã hội Thụy Điển) cho biết, việc bình đẳng giữa cha và mẹ từ những ngày đầu tiên của cuộc đời con có những lợi ích lâu dài.
anh_3_iqwp.jpg
Cho con ngủ
“Việc chia sẻ trách nhiệm với bạn đời của mình một cách bình đẳng là điều hoàn toàn tự nhiên, nhất là từ khi con cái còn nhỏ. Như vậy, nếu chẳng may 2 người ly dị, người đàn ông sẽ có trách nhiệm với con cái hơn. Chúng ta không thể chỉ ra một mối liên hệ trực tiếp được nhưng có một điều chắc chắn là ở Thụy Điển hiện nay, việc trẻ em ở với cha hoặc mẹ xen kẽ cách tuần sau khi hôn nhân tan vỡ đã trở nên phổ biến hơn”.
20160303145722-pic5.jpg
 Đi siêu thị
Theo ông Niklas Lofgren, khi phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn đàn ông, việc san sẻ kỳ nghỉ thai sản có vẻ công bằng hơn. Phải mất 40 năm và hàng loạt cải cách để có thể đi được một nửa chặng đường thiết lập bình đẳng giới ở Thụy Điển.

Phụ nữ vẫn phải làm việc bán thời gian hoặc nghỉ thêm không lương. Tuy nhiên, nếu xu hướng này tiếp tục như những năm qua, sự bình đẳng sẽ được thiết lập vào năm 2035.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm