Bà Nguyễn Thị Việt bắt mẻ cá để cân trước khi đem giao cho khách |
Trung tâm phố huyện Sông Thao mới 8 giờ đêm đã vắng tanh. Cách đó vài cây số, làng Thuỷ Trầm rộn ràng từ đầu làng đến cuối xóm. Điện thắp sáng trưng, lẫn trong tiếng máy bơm chạy tát nước ao cá, tiếng người cười nói, tiếng gọi nhau í ới, hối hả đánh bắt cá chép đỏ đem bán ngày ông Công, ông Táo. “Những ngày này (từ 20 đến 23 tháng Chạp), bất chấp cái lạnh tê tái hay mưa rét đến nhường nào, làng tôi vẫn thức cả đêm để thu gom cá, đóng gói, giao hàng bán buôn, bán lẻ cho khách” – chị Nguyễn Thị Tơ, ở khu 2, làng Thuỷ Trầm chia sẻ.
Theo chị Nguyễn Thị Tơ, để phục vụ người dân khắp nơi có cá chép đỏ cúng ông Công, ông Táo, chị Tơ cũng như rất nhiều gia đình ở làng Thuỷ Trầm đều phải cúng ông Táo của nhà mình từ trước đó vài ngày. “Năm ngoái, tầm 8 giờ tối ngày 23 tháng Chạp, tôi vẫn ngồi bán cá ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Có năm về đến nhà là gần nửa đêm. Mệt, nhưng lại nghĩ cá nhà mình đang được hàng trăm gia đình cúng trên ban thờ, rồi được thả ra rất nhiều sông, hồ để tiếp tục sinh trưởng. Nghĩ thế thôi mà vợ chồng chở nhau về trong mưa rét cũng thấy lòng ấm lên nhiều” – chị Tơ cho biết.
Căn nhà mái bằng của vợ chồng ông Nguyễn Văn Tình, bà Nguyễn Thị Việt ở giữa làng khá xinh xắn. Khoảnh sân rộng trước nhà đã được quây tấm bạt để vợ chồng anh và 4 con trai thay nhau chuyên cá vừa tát ở 2 ao ngoài đồng lên, với lượng cá chừng 1,3 tạ. Vẫn dầm đôi chân trần trong nước lạnh buốt và dưới mưa rả rích, bà Việt cố lấy vợt lùa cá để hớt vào túi nilon cho lên cân, vừa nói: “Mấy hôm thời tiết quá lạnh, cá thì không sao, nhưng cả nhà đánh bắt cũng rất vất vả. Tôi phải chuẩn bị sẵn mấy bó lá cây ngô và mạ để sẵn trên bờ ao, nếu đánh bắt xong mà lạnh quá, cả nhà sẽ đốt lửa sưởi ấm luôn rồi mới vào nhà thay quần áo được. May là mấy ngày rét đậm nhất vừa rồi lại sớm hơn ngày 23 một chút, không thì cũng vất lắm”.
Số cá chép đỏ nhà bà Việt đã được khách hàng thân quen ở Long Biên (Hà Nội) đặt và trả tiền từ 2 tháng trước. Còn 4 ao nữa, vợ chồng con cái bà Việt sẽ tiếp tục đưa hết lên sân trước này trước ngày 23 ông Táo để kịp giao cho khách. Ước chừng năm nay nhà bà Việt sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 1,2 tấn cá cá chép đỏ.
Số cá chép đỏ nhà bà Việt đã được khách hàng thân quen ở Long Biên (Hà Nội) đặt và trả tiền từ 2 tháng trước. Còn 4 ao nữa, vợ chồng con cái bà Việt sẽ tiếp tục đưa hết lên sân trước này trước ngày 23 ông Táo để kịp giao cho khách. Ước chừng năm nay nhà bà Việt sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 1,2 tấn cá cá chép đỏ.
Cá chép đỏ nhà bà Việt đã được khách hàng thân quen ở Long Biên (Hà Nội) đặt và trả tiền từ 2 tháng trước |
Vẫn nỗi lo “được mùa, rớt giá”
Tuy nhiên, theo ông Tình, thị trường cá chép đỏ năm nay bỗng trầm lắng hơn. Giá bán cá chép đỏ tại bờ trung bình chỉ 50.000đ/kg, giảm hơn năm ngoái gần 1 nửa (90.000đ/kg). Không chỉ nhà ông Tình, mà các hộ nuôi nhiều cá chép đỏ ở làng Thuỷ Trầm như nhà chị Tơ, chị Nguyễn Thị Vinh và hàng trăm hộ dân ở đây năm nay đều nuôi ít hơn năm ngoái. Có năm, cá chép Thuỷ Trầm “cháy hàng” ở các chợ. Một số địa phương khác đã “mượn” thương hiệu của cá chép Thuỷ Trầm để bán mà vẫn hết veo.
Theo chị Vinh, dù Thuỷ Trầm là vựa cá chép đỏ lớn nhất miền Bắc, có thương hiệu gần 20 năm nay, nhưng vẫn không tránh khỏi nỗi lo thường trực của người nông dân là thị trường bấp bênh, được mùa rớt giá. Theo hầu hết chủ các ao cá trong làng, nguyên do là năm ngoái bà con đồng loạt nuôi nhiều, có nhà nuôi đến 3 tấn cá chép đỏ, nhà ít cũng từ vài tạ trở lên, đến ngày 23 phải hạ giá xuống thấp mà không ít hộ vẫn bị ế, phải đem về. Do vậy, không ai bảo ai, năm nay các hộ đều tự điều chỉnh lượng cá nuôi tại ao nhà mình.
Theo chị Vinh, dù Thuỷ Trầm là vựa cá chép đỏ lớn nhất miền Bắc, có thương hiệu gần 20 năm nay, nhưng vẫn không tránh khỏi nỗi lo thường trực của người nông dân là thị trường bấp bênh, được mùa rớt giá. Theo hầu hết chủ các ao cá trong làng, nguyên do là năm ngoái bà con đồng loạt nuôi nhiều, có nhà nuôi đến 3 tấn cá chép đỏ, nhà ít cũng từ vài tạ trở lên, đến ngày 23 phải hạ giá xuống thấp mà không ít hộ vẫn bị ế, phải đem về. Do vậy, không ai bảo ai, năm nay các hộ đều tự điều chỉnh lượng cá nuôi tại ao nhà mình.
Cá chép Thủy Trầm có sức sống dai, khỏe, màu đỏ đẹp |
Ngoài giao buôn cho thương lái ở nhiều tỉnh, thành về lấy, thì cứ 3 – 4 giờ sáng ngày 23 tháng Chạp, nhiều hộ trong làng lại đóng thùng đựng cá trong túi nilon lớn, bơm ô xi vào rồi vợ chồng chở nhau ngược, xuôi đến các chợ ở Việt Trì, Hà Nội, Yên Bái, Thái Nguyên, thậm chí lên Lào Cai và sang cả chợ Trung Quốc để đổ mối hàng cá chép hoặc ngồi bán lẻ kiếm chút tiền chênh lệch. Chép đỏ vốn là loại “hàng mã”, nhưng điều đặc biệt làm nên thương hiệu của cá chép đỏ ở Thuỷ Trầm là cá rất khoẻ, sống dai, màu sắc đỏ đẹp, có thể vận chuyển vài trăm cây số vẫn không bị chết. Theo kinh nghiệm của người dân, ngay từ lúc nuôi cá bố mẹ cho đẻ và ấp trứng để thành cá bột (vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm), rồi tách ra ươm thành cá hương, từ cá hương đem thả mỗi mét vuông mặt nước chỉ thả khoảng 200-300 con giống để nuôi lớn thành cá chép đỏ, đều trải qua các khâu chăm sóc cá tỉ mỉ, đủ chất dinh dưỡng, môi trường nước trong lành. Nếu thả nhiều quá, cá khó lớn và ngược lại thả ít quá cá lớn nhanh, không phù hợp để đưa lên bàn thờ cúng. Vì vậy, giá bán cá chép ở đây cũng luôn cao hơn những vùng nuôi cá chép đỏ khác như ở Nam Định, Hải Dương từ 20.000 – 40.000 đồng/kg.
Mỗi hộ dân thu được từ 10 đến 30 triệu đồng/vụ cá |
Ông Trần Xuân Sanh, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ cho biết: “Đối với địa phương Tuy Lộc, nuôi cá chép đỏ ở làng Thuỷ Trầm (với hơn 80% số hộ nuôi cá) là một trong những ngành nghề mũi nhọn của địa phương. Đây cũng là làng luôn đi đầu về phát triển kinh tế trong 4 làng của Tuy Lộc. Thu nhập từ nghề nuôi cá đem lại cho các hộ dân thu nhập rất khá, nhiều hộ trở thành tỷ phú từ nuôi cá chép đỏ”. Cũng theo Bí thư Sanh, năm 2015, làng Thuỷ Trầm cung cấp cho thị trường khoảng 50 tấn cá chép đỏ, tuy nhiên năm nay, có giảm hơn so với năm ngoái 1 chút, là khoảng 40 tấn cá vì thị trường có biến động, cho thu nhập mỗi hộ dân từ 10 đến 30 triệu đồng/vụ. Theo hướng phát triển làng nghề, nhu cầu tâm linh của người dân ngày càng phát triển, lan rộng đến nhiều tỉnh thành, vì vậy địa phương chúng tôi đang cân đối lại, đồng thời vận động bà con đầu tư dồn đổi diện tích ao, để mở rộng thêm diện tích ao nuôi cá. Bởi dù được coi là nghề truyền thống, nhưng nuôi cá chép đỏ hiện vẫn chỉ là nghề phụ của làng Thuỷ Trầm. Cùng với nuôi cá chép đỏ, người dân ở đây còn ươm và nuôi đan xen nhiều loại cá giống và cá thịt đắt tiền khác, nên nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Thuỷ Trầm vẫn luôn sôi động, mang lại thu nhập ổn định cho người dân ở đây.