Tiếp xúc với ánh sáng đêm dễ mắc ung thư vú

14/04/2016 - 10:17
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, phụ nữ tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào ban đêm dễ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú.
anh-sang-gay-ung-thu-vu-2.jpg
 

Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Oregon State ở Corvallis, Hoa Kỳ đã khám phá ra: Tuyến vú của phụ nữ trở nên nhạy cảm đối với sự thay đổi ánh sáng. Nói rõ hơn là, phụ nữ tiếp xúc với ánh đèn quá sáng vào ban đêm có thể dẫn tới sự phát triển của khối u trong tuyến vú.

Rebecca Veitch - một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết: “Cộng đồng nghiên cứu y học nhận ra, nhiều tác nhân môi trường đang góp phần vào sự phát triển hormone ung thư vú phụ thuộc”.

Ánh sáng tác động đến việc thiết lập đồng hồ sinh học và nhịp sinh học của cơ thể, ảnh hưởng tới việc giải phóng hormone, chu kỳ ngủ - thức, sự trao đổi chất và các chức năng quan trọng khác. Veitch giải thích rằng, độ sáng tăng lên có thể phá vỡ hoạt động của gene và tế bào thông thường, đặc biệt là trong các mô phụ thuộc giống như vú. Cô cũng chỉ ra, hầu hết các hình thức tấn công của bệnh ung thư vú dừng phản ứng với những tín hiệu từ hormone estrogen và progesterone.
anh-sang-gay-ung-thu-vu-1.jpg
 
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trong 3 tuần với 2 nhóm chuột cái, 1 nhóm tiếp xúc ánh sáng với chu kỳ 18 tiếng sáng và 6 tiếng tối, nhóm còn lại là 12 tiếng sáng và 12 tiếng tối. Nhóm chuột có thời gian tiếp xúc ánh sáng nhiều hơn thể hiện sự chậm chạp đáng kể đối với các thay đổi bất thường hoặc trong việc đạp xe. Kết quả thí nghiệm chỉ ra, nhóm chuột này không có thay đổi về não nhưng đồng hồ sinh học làm việc không đúng giờ. Estrogen receptor alpha và beta trong nhóm chuột tiếp xúc ánh sáng nhiều hơn là vô cùng thấp, mà estrogen beta giảm sự lây lan của ung thư vú và tỉ lệ tử do ung thư vú gây ra.

“Nghiên cứu của chúng tôi mở ra con đường mới về việc xác định sự phát triển của bệnh ung thư vú – Veitch nói – nghiên cứu này giúp nâng cao nhận thức về việc sử dụng ánh sáng ban đêm không phù hợp dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.”

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm