Đặc biệt, sau khi cơ quan chức năng công bố chỉ số CPI giảm liên tiếp trong 2 tháng đầu năm 2015, thì một số gia đình đã coi nhẹ các biện pháp tiết kiệm vốn đã được áp dụng khá chặt chẽ trong thời gian trước đó.
Theo giới chuyên gia, đây là một biểu hiện cần sớm điều chỉnh. Ông cha ta vẫn thường dặn dò “tích cốc phòng cơ”, việc tiết kiệm trong lúc “tiền rủng rỉnh” để phòng khi khó khăn, eo hẹp không bao giờ là thừa.
Theo giới chuyên gia, đây là một biểu hiện cần sớm điều chỉnh. Ông cha ta vẫn thường dặn dò “tích cốc phòng cơ”, việc tiết kiệm trong lúc “tiền rủng rỉnh” để phòng khi khó khăn, eo hẹp không bao giờ là thừa.
Việc tiết kiệm sẽ giúp các gia đình có thể tự tin đối phó với những "kịch bản" kinh tế đặt ra trong tương lai. Ảnh minh họa: Theo Shutter Stock
Sau Tết 2015, giá gas đã tăng, trong khi một số chuyên gia nhận định khả năng giá của nhiều hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác như xăng dầu, điện, viện phí… khó tránh khỏi việc phải điều chỉnh tăng trong thời gian tới. Hiện chưa biết mức tăng các hàng hóa, dịch vụ này ở mức nào, song nếu đúng như dự đoán của giới chuyên gia, thì hãy coi chừng tác động dây chuyền sẽ xảy ra, khiến giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo. Một số chuyên gia đã cảnh báo: “Nên nhớ tác động dây chuyền khi giá tăng sẽ rất “nhanh nhạy”, chứ không “đủng đỉnh” như lúc giá xăng dầu giảm mạnh thời gian qua”.
Dẫu sao thì hiện giờ, giá cả vẫn còn khá ổn định, là cơ hội tốt để các gia đình “tích cốc phòng cơ”. Việc tiết kiệm chi tiêu - tức không chi tiền vào những mục đích vô bổ, lãng phí - sẽ giúp các gia đình có thể tự tin đối phó với những "kịch bản" mà tình hình kinh tế đặt ra trong tương lai.