Theo BS Lê Hồng Nga, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm nhóm B, nhưng hậu quả gây ra trên thai phụ và thai nhi khá lớn. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu công bố dịch trên quy mô phường, xã, dù chỉ mới ghi nhận 1 trường hợp dương tính với loại virus này.
Cùng công bố dịch, UBND TP HCM chỉ đạo Sở Y tế phối hợp cùng UBND quận, huyện thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; diệt lăng quăng tại các khu dân cư và hộ gia đình, không để phát sinh các ổ dịch mới.
BS Nga cho biết, do bệnh nhân sống ở quận 2 nhưng lại làm việc tại quận 1, nên TP HCM có hai quận tham gia các hoạt động để ứng phó tình hình dịch bệnh Zika. "Tại nơi bệnh nhân làm việc, y tế dự phòng đã phun hóa chất tòa nhà và trong bán kính 200m, giám sát tòa nhà để phát hiện ca bệnh. Ngoài ra, do nơi làm việc của bệnh nhân gần Thảo Cầm Viên nên thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phun hóa chất trong Thảo Cầm Viên”, BS Nga nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra lăng quăng gần nơi thai phụ nhiễm virus Zika sinh sống |
Cũng theo BS Lê Hồng Nga, tại nơi bệnh nhân cư trú (quận 2), ngành y tế dự phòng đã phun hóa chất diệt muỗi, đồng thời vận động các hộ dân diệt muỗi và diệt lăng quăng, kể cả giám sát ca bệnh nghi ngờ. Trong thời điểm hiện tại và về sau, ngành y tế dự phòng tiếp tục phun hóa chất diệt muỗi tại BV quận 2, nơi bệnh nhân đến khám bệnh, phát tờ rơi và đề nghị các hộ dân ký cam kết diệt lăng quăng.
Trước đó, cùng với ca nhiễm virus Zika tại Khánh Hoà, Bộ Y tế công bố một phụ nữ 33 tuổi, đang mang thai 8 tuần, ngụ tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP HCM, nhiễm virus Zika. Bệnh nhân không đi tới các quốc gia có dịch và cũng không quan hệ với chồng vừa trở về từ quốc gia có dịch.
Theo Bộ Y tế, người dân không nên hoang mang, vì nếu nhiễm virus Zika ngay cả trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai, không phải thai phụ nào cũng sinh con bị dị tật đầu nhỏ. Tại Brazil, tỷ lệ này chỉ chiếm 10% tổng số thai phụ nhiễm virus Zika trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Để phòng bệnh, người dân cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng); người đến hoặc về từ vùng có dịch bệnh do virus zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện sốt, phải đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị...
Trước đó, cùng với ca nhiễm virus Zika tại Khánh Hoà, Bộ Y tế công bố một phụ nữ 33 tuổi, đang mang thai 8 tuần, ngụ tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP HCM, nhiễm virus Zika. Bệnh nhân không đi tới các quốc gia có dịch và cũng không quan hệ với chồng vừa trở về từ quốc gia có dịch.
Theo Bộ Y tế, người dân không nên hoang mang, vì nếu nhiễm virus Zika ngay cả trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai, không phải thai phụ nào cũng sinh con bị dị tật đầu nhỏ. Tại Brazil, tỷ lệ này chỉ chiếm 10% tổng số thai phụ nhiễm virus Zika trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Để phòng bệnh, người dân cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng); người đến hoặc về từ vùng có dịch bệnh do virus zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện sốt, phải đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị...