Kỳ kinh nguyệt của Maria Elena thường đến cùng những cơn đau. Cô gái 20 tuổi đến từ Los Angeles này thường phải chịu đựng chứng thiếu máu và đau bụng, khiến cô cảm thấy mệt mỏi. Thi thoảng, cô rơi vào trạng thái kiệt sức. “Thường thì tôi có thể chịu đựng được, nhưng có những kỳ kinh nguyệt khiến tôi cảm thấy đau đớn đến mức chỉ nói chuyện với ai đó thôi cũng rất khó khăn” - cô chia sẻ - “Tôi nghĩ phụ nữ nên được nghỉ làm hơn là khiến tất cả những người khác cảm thấy khó chịu”.
Tuy nhiên, công việc trước chỉ cho phép cô nghỉ ốm vài ngày trong năm. “Trước đây, tôi đã phải xin nghỉ ốm vì đau bụng kinh!” - cô nói - “Tới khi tôi bị ốm sốt, tôi không còn nhiều phép ốm để nghỉ nữa”.
Theo tờ Atlantic, Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện chính sách này từ năm 1947; Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia và nhiều vùng của Trung Quốc cũng có những chính sách tương tự. Nghe có vẻ đây là một chính sách tuyệt vời, nhưng sự việc không đơn giản như vậy.
Theo Hội đồng các bác sĩ sản khoa và phụ khoa của nước Mỹ, hơn 50% phụ nữ phải chịu đựng những cơn đau kinh nguyệt từ 1 tới 2 ngày mỗi tháng. Học viện Bác sĩ gia đình của nước Mỹ cũng cho biết 20% phụ nữ phải trải qua các cơn đau tồi tệ khiến họ phải tạm hoãn các công việc thường ngày lại.
Elena cho rằng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như nam giới. Tuy nhiên, các cơn đau của kỳ kinh nguyệt là điều nam giới chắc chắn không phải trải quả. Cô mong rằng vì thế, phụ nữ nên có thêm vài ngày nghỉ.
Nhìn nhận vấn đề từ phía khác, chính sách cho phép phụ nữ nghỉ vào kỳ kinh nguyệt có thể phát sinh thêm nhiều rắc rối. Đầu tiên là sự bất bình bẳng phụ nữ phải đối mặt ở văn phòng.
Trong một bài chia sẻ quan điểm cá nhân trên tờ tạp chí Forbes, nhà báo Tim Worstall đã nói rằng: Phụ nữ được nghỉ thêm vài ngày trong kỳ kinh nguyệt có thể sẽ làm tăng chênh lệch lương của hai giới. Ông này cũng nhấn mạnh, khoảng cách lương này đang tồn tại. Với cùng một công việc, nam giới có thể kiếm 1 đô la song phụ nữ chỉ nhận được 0,78 đô la. Nếu các doanh nghiệp trả lương cho nữ giới trong kỳ nghỉ kinh nguyệt, chi phí doanh nghiệp phải trả để thuê lao động nữ sẽ tăng theo.
“Khi đó, tổng lương của nữ giới sẽ phải cân đối lại và giảm xuống. Thậm chí, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc hạn chế tuyển lao động nữ!”.
Một câu hỏi khác đặt ra là phụ nữ có thực sự nghỉ trong kỳ kinh nguyệt hay không? Tại Nhật Bản, do sợ bị người khác đánh giá và sợ đồng nghiệp nam chú ý, phụ nữ thường chỉ yêu cầu được giảm bớt giờ làm vào những ngày kinh nguyệt thay vì nghỉ cả ngày trong kỳ kinh nguyệt. Thông tin do tờ Guardian cung cấp.
Katy Waldman, nhà báo của tờ Slate đã chia sẻ quan điểm qua bài viết “Cảm ơn, nhưng chúng tôi không cần kỳ nghỉ trong kỳ kinh nguyệt”.
Amelia Costigan, giám đốc của tổ chức Phi lợi nhuận Catalyst - tổ chức đang hoạt động nhằm tăng vị trí và ảnh hưởng của phụ nữ tại nơi làm việc - cho rằng chính sách cho phụ nữ nghỉ vào kỳ kinh nguyệt không phải ý tưởng hay.
“Nhiều người cho rằng, chính sách này sẽ giúp phụ nữ, nhưng nó thực ra lại đánh giá thấp khả năng cạnh tranh của phụ nữ tại nơi làm việc”.
Bà cũng gợi ý các công ty nên cho phép nhân viên có những khoảng thời gian nghỉ linh hoạt và cả nam giới và nữ giới, không cần phải đưa ra lý do cụ thể họ dùng khoảng thời gian đó vào việc gì.