pnvnonline@phunuvietnam.vn
Người mẹ bị trao nhầm con mong được nhận con nuôi hợp pháp
“Tôi không đặt nặng vấn đề tiền nong. Nếu được, tôi mong muốn sau này mình sẽ có cả 2 con, trong đó bé Phùng Thanh Hải là con đẻ và bé Đoàn Nhật Minh là con nuôi hợp pháp”, chị Vũ Thị Hương (xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội) - người mẹ trong vụ việc bị BV Đa khoa Ba Vì trao nhầm con cách đây 6 năm - bày tỏ.
Vụ trao nhầm con: Sự thật về chuyện chị Hương đòi bồi thường, từ chối trả con
“Từ khi phát hiện sự việc trao nhầm con đến nay, tôi chưa từng đòi bệnh viện phải bồi thường bao nhiêu tiền, cũng không từ chối trả con cho gia đình anh Sơn. Tuy tôi khó khăn nhưng không đặt nặng vấn đề tiền bạc. Tôi chỉ muốn có thêm thời gian để tập cho con ổn định tâm lý rồi sẽ đưa về với bố mẹ ruột”, chị Vũ Thị Hương cho biết.
Vụ trao nhầm con: Không ra tòa vì Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết trước ngày 20/7
“Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu giải quyết trước ngày 20/7, trong khi chờ tòa án giải quyết thì lâu lắm nên chúng tôi sẽ gặp hai gia đình bàn bạc để đưa ra số tiền bồi thường cuối cùng”, ông Hùng nói.
Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Luật quy định mức bồi thường tổn thất thế nào?
Theo khoản 2, Điều 592, Bộ Luật Dân sự 2015 thì mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Vụ trao nhầm con: Đề nghị bồi thường 300 triệu, bệnh viện kêu khó quyết ra tòa
Các gia đình có đề nghị BV hỗ trợ 300 triệu đồng/gia đình do tổn thất từ sự cố trao nhầm con. Tuy nhiên, BV Đa khoa Ba Vì cho rằng, mức đề nghị bồi thường tổn thất mà các gia đình đưa ra quá cao, vượt quá khả năng của đơn vị nên chờ tòa án giải quyết.
Mẹ bé bị trao nhầm con: 'Tôi đang tập cho bé quen với bố mẹ mới'
“Mỗi tối, tôi thường dạy con cách đánh vần tên bố Sơn, tên mẹ Hiền và nói chuyện để con hiểu. Tôi sẽ giúp con từ từ từ làm quen với gia đình mới rồi trả lại con cho gia đình anh Sơn”, chị Hương chia sẻ.
Luật sư: Vụ trao nhầm con rất khó xác định thiệt hại
"Trong trường hợp này thì hai gia đình không phải bồi thường vì họ không có lỗi gì trong chuyện này mà việc nhầm lẫn hoàn toàn do phía bệnh viện. Các bên có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại", Luật sư Giáp Văn Điệp nói.
Vụ trao nhầm con: Quy trình trao nhận con ở bệnh viện như thế nào?
Vụ trao nhầm con trai tại BV Đa khoa Ba Vì (Hà Nội) đang được dư luận rất quan tâm, nhất là với những thai phụ chuẩn bị sinh con. Nhiều người đặt câu hỏi, quy trình trao nhận con tại các BV như thế nào? Trong quá trình trao nhận trẻ sơ sinh, làm thế nào để đảm bảo an toàn, trao đúng con cho gia đình?
Vụ trao nhầm con: Kiện ra tòa cũng chưa thể nhận lại con ngay
Trong quyết định ly hôn trước đây đã ghi rõ, cháu Đoàn Nhật M. là con chung của vợ chồng chị Hương. Muốn đưa sự việc này ra tòa giải quyết, phải kiến nghị lên Tòa án cấp cao tái thẩm, bỏ phần con chung trong quyết định ly hôn thì mới có thể xét xử và trao con về đúng với bố mẹ các cháu.
Giám đốc bệnh viện nói về vụ trao nhầm con 6 năm: 'Tôi lạy họ rồi mà cũng không được'
"Chúng tôi rất nỗ lực để sớm đưa các cháu về với bố mẹ đẻ của mình nhưng hai gia đình đòi số tiền bồi thường đến vài trăm triệu đồng. Tôi cũng đã giải thích, thậm chí “lạy” họ rồi nhưng vẫn không được chấp nhận. Vì vậy, chúng tôi quyết định để tòa án giải quyết”, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Ba Vì nói.