Trong đại dịch Covid-19, phụ nữ di cư dễ bị tổn thương

PV (ghi)
30/07/2021 - 10:00
Trong đại dịch Covid-19, phụ nữ di cư dễ bị tổn thương

Bà Park Mi Hyung,Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Việt Nam

"Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19, phụ nữ di cư dễ bị tổn thương hơn bất kỳ nhóm nào khác. Họ phải đối mặt với khả năng bị mất việc cao hơn, bị trả lương thấp, bị mất phụ cấp thu nhập và các mạng lưới an toàn về kinh tế - xã hội khác", bà Park Mi Hyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Việt Nam, cho biết.

Theo bà Park Mi Hyung: "Họ cũng dễ bị bóc lột tình dục và kinh tế hơn. Khi trở về Việt Nam , phụ nữ di cư thường phải đối mặt với một số thách thức đáng kể trong quá trình tái hòa nhập. Mặc dù người di cư thường tích lũy được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm tạo lợi thế cho họ khi tìm việc sau khi trở về Việt Nam nhưng những kỹ năng đó chỉ được áp dụng khi họ được tiếp cận các dịch vụ, cơ hội trợ giúp xã hội cần thiết. Ngoài ra, những người di cư vì mục đích kết hôn và con cái của họ phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý khi trở về Việt Nam . Việc thiếu giấy tờ tùy thân hợp pháp do hậu quả của hành trình di cư, kèm theo các thủ tục ly hôn chưa hoàn thiện đã trở thành rào cản khiến họ không được tiếp cận các dịch vụ xã hội và ngăn cản con cái họ tham gia các chương trình giáo dục và y tế công.

IOM là cơ quan đầu mối của Liên hợp quốc về di cư. Trong dự án hợp tác với Hội LHPN Việt Nam để hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, IOM đã cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật giúp thành lập 5 Văn phòng Dịch vụ Một điểm đến (OSSO) tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Cần Thơ và Hậu Giang. Các OSSO này cung cấp các dịch vụ giới thiệu, tư vấn trực tiếp và trực tuyến miễn phí về các vấn đề mà phụ nữ di cư, gia đình của họ có thể gặp phải như hỗ trợ pháp lý, tâm lý, giáo dục - đào tạo nghề, việc làm - cho vay, chăm sóc sức khỏe, gia đình - trẻ em. Ở cấp độ chính sách, chúng tôi cùng với Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức các hội thảo vận động chính sách ở các cấp nhằm nâng cao nhận thức và cam kết của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về các vấn đề mà phụ nữ di cư và gia đình họ phải đối mặt, cũng như kêu gọi các đề xuất, khuyến nghị vì một môi trường pháp lý tốt hơn, tăng cường sự cam kết và tham gia giữa các cơ quan ở các cấp khác nhau để hỗ trợ nhóm đối tượng này hiệu quả hơn".

Nâng cao quyền năng kinh tế có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc cải thiện vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Điều này không chỉ vì quyền lợi của phụ nữ mà còn vì sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, đặc biệt trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ trải nghiệm của bản thân, hãy chia sẻ những vấn đề đang đặt ra, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong diễn đàn "Tiếng nói phụ nữ" tháng 7/2021.

Mọi ý kiến xin gửi về tòa soạn Báo Phụ nữ Việt Nam, 47 Hàng Chuối (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hoặc qua e-mail: diendanbaopn@gmail.com


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm