Như vậy, tỷ lệ lãnh đạo nữ tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện cao nhất khu vực Đông Nam Á và thuộc nhóm cao nhất châu Á. Cụ thể, các nước Đông Nam Á khác đều có tỷ lệ nữ giới nắm các vị trí quản lý doanh nghiệp dưới 15%như tại Malaysia là 14%, tại Singapore là 10%, tại Indonesia là 6%. Các nước khác còn ít hơn.
Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của hãng kiểm toán Deloitte Global hồi tháng 7 năm nay, Việt Nam đứng đầu châu Á với 17,6% thành viên quản trị là phụ nữ, cao hơn trung bình trên toàn thế giới (15%), và cao gấp đôi mức trung bình châu Á là 7,8%. Dưới bán tay dẫn dắt của các lãnh đạo nữ, nhiều doanh nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, danh tiếng và nhất là giá trị được thể hiện trên sàn chứng khoán.
Trước đó, vào năm 2014, số liệu của Bloomberg và Viện nghiên cứu và tư vấn tài chính tại Paris (IFRC) cho thấy, phụ nữ Việt Nam mới chỉ chiếm 7% trong số lãnh đạo điều hành doanh nghiệp, cao thứ 2 ở Đông Nam Á, đứng sau sau Philippines. Do đó, con số mới được cập nhật cho thấy sự thăng tiến mạnh mẽ của nhiều phụ nữ trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam – được coi là một thành công vang dội của những nỗ lực đẩy mạnh bình đẳng giới của Việt Nam trong những năm gần đây.
Cũng theo đánh giá của BCG sau khi thực hiện khảo sát hơn 2.000 lao động nữ trong khu vực, phụ nữ Việt Nam cũng có tham vọng nghề nghiệp cao hơn so với các nước như Singapore hay Malaysia.
Có tới 81% lao động nữ Việt Nam được khảo sát mong muốn thăng tiến xa hơn tại nơi đang làm việc, hơn hẳn con số này ở Malaysia chỉ là 59%. Đặc biệt, có 15% lao động nữ Việt được khảo sát cho biết, họ đang nuôi kế hoạch rời công việc hiện tại để tìm cơ hội thăng tiến tại một doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, báo cáo của BCG cũng cho biết, có nhiều định kiến sai lầm đang ngăn cản quá trình bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, bao gồm việc cho rằng bình đẳng giới sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động hay việc phát triển và tái cơ cấu doanh nghiệp mới là điều cần quan tâm hơn.