Trẻ ở bậc tiểu học, mặt tâm lý khá nhạy cảm, song nhận thức vẫn còn hạn chế. Bé có thể bắt chước cách nói tục từ bạn bè ở trường, hay khi xem các bộ phim trên tivi hoặc đi cùng cha mẹ tới những nơi công cộng.
Bé có thể lặp đi lặp lại những từ bậy bạ chỉ vì nghe vui tai và nghĩ rằng không ảnh hưởng đến ai.
Bé có thể lặp đi lặp lại những từ bậy bạ chỉ vì nghe vui tai và nghĩ rằng không ảnh hưởng đến ai.
Do đó, cần có cách ứng xử phù hợp để chỉ cho con thấy rằng, nói tục, chửi bậy như vậy là không tốt.
Ban sẽ không thể mong con biết cách nói đúng mực và lễ phép nếu hai vợ chồng bạn nói chuyện thô lỗ, cộc lốc với nhau.
Nếu bạn vô tình nói ra một từ nào đó không tốt và để trẻ nghe được, hãy lập tức xin lỗi và không lặp lại từ đó lần sau nữa.
Nếu bạn vô tình nói ra một từ nào đó không tốt và để trẻ nghe được, hãy lập tức xin lỗi và không lặp lại từ đó lần sau nữa.
Khi thấy con nói bậy, cha mẹ không nên tức tối, giận dữ
Trẻ cũng khó có thể hình thành thói quen nói năng lịch sự lễ phép nếu sống trong môi trường gia đình mà người cha cứ uống rượu vào là nói tục chửi thề, hay người mẹ suốt ngày dạy con bằng những ngôn từ "chợ búa".
Trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách, rất dễ uốn nắn, kể cả hành vi nói bậy. Chỉ cần cha mẹ kịp thời hướng dẫn thì trẻ sẽ có được những thói quen tốt.
Khi thấy con nói bậy, cha mẹ nên nói cho con hiểu thái độ của mình, như: “Cái miệng xinh thế chỉ nói điều hay thôi nhé! Những người khác không muốn nghe và cũng không muốn chơi với người có thói quen nói những điều bậy bạ” hoặc “Những đứa trẻ hay nói bậy sẽ bị mọi người ghét đấy!”...
Trẻ sợ bị mọi người hắt hủi, bỏ rơi và xấu hổ nên dần dần sẽ bỏ thói quen xấu này.