Vì sao nữ giới không có râu

12/04/2016 - 11:06
Từ khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể nam giới và nữ giới xuất hiện những đặc điểm khác biệt rõ rệt. Đặc biệt, nam giới bắt đầu có râu, còn nữ giới thì không.
Sở dĩ có sự khác biệt trên, theo các nhà khoa học đó là do vào thời kỳ này, cơ thể nam giới bắt đầu tiết ra nhiều hormone nam (testosterone), kích thích hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp như: Kích thích lông vùng mu (có thể cả trên rốn), lông mặt, lông ngực và có thể cả một số vùng khác; làm niêm mạc thanh quản và thanh quản phát triển gây ra hiện tượng ‘vỡ tiếng’ ở tuổi dậy thì; làm tăng độ dày và thô của lớp biểu bì, tăng hoạt động của tuyến nhờn, đặc biệt là ở mặt, từ đó dễ gây hình thành mụn trứng cá…
Ảnh minh họa
Sự kích thích của testosterone đã tạo ra biểu hiện điển hình ở người đàn ông là mọc râu. Hầu hết nam giới, thời kỳ dậy thì đều mọc râu, ban đầu là một lớp lông thưa, màu nhạt và mềm, về sau dần thô cứng và rậm hơn.

Còn ở nữ giới thời kỳ dậy thì, hormone nữ (estrogen) sẽ giúp phát triển các cơ quan sinh dục nữ, phát triển lớp mỡ dưới da làm cho da mềm mại, ngực phát triển, giọng nói trong, dáng vẻ uyển chuyển…

Trong thời kỳ này, các loại hormone nữ chiếm ưu thế tuyệt đối, lượng hormone nam rất ít, do đó, tác dụng mọc lông, râu ở giới không mạnh mẽ. Tóc của nữ giới cũng mềm và màu sắc nhạt hơn.

Mặc dù ở một số thiếu nữ, thời kỳ dậy thì quanh vùng miệng cũng mọc một lớp lông tơ đậm như râu, song thực ra đó chỉ là lớp lông mép hơi dày và thông thường khi qua tuổi dậy thì, lớp lông này sẽ mất đi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm