'Xung trận' bình thường sau phẫu thuật giới tính

08/04/2016 - 15:37
“Tùy vào từng trường hợp nhưng nhìn chung những người chuyển giới vẫn có được hưng phấn, khoái cảm trong đời sống tình dục”, GS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, BV Xanh Pôn (Hà Nội) cho hay.
GS.TS Trần Thiết Sơn đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật trả lại giới tính cho "nữ” bệnh nhân Nguyễn Thị Nga. Ca phẫu thuật kéo dài 10 tiếng. Bác sĩ lấy vạt da cân đùi trước ngoài bên trái cuộn lại thành dương vật. Dùng niêm mạc miệng tạo niệu đạo. Do vạt da này có cuống động mạch và nhiều dây thần kinh nên bệnh nhân vẫn sẽ có cảm giác khi quan hệ tình dục. Ca phẫu thuật sử dụng kỹ thuật tiên tiến nhất tại Việt Nam.

Trước đây, các bác sĩ thường tạo hình dương vật bằng cách ghép da (dùng một vạt da nào đó tạo thành khuôn hình giống dương vật). Tuy nhiên, nhược điểm là dương vật không thật, không tạo cảm giác khi quan hệ. Với việc dùng vạt da đùi có cuống động mạch, dương vật không bị co kéo lại và bệnh nhân có thể quan hệ tình dục bình thường.
chan-goi1.jpg
Chuyện chăn gối sau phẫu thuật giới tính vẫn có thể diễn ra bình thường (Ảnh minh họa)  
“Phẫu thuật giúp bệnh nhân trở về đúng giới tính của mình. Với trường hợp tạo dương vật, bệnh nhân được cấy thể hang để cho “cậu nhỏ” cương cứng. Tuy nhiên, nó chỉ “mặc định” một kích thước chứ không “co – giãn” tốt như bình thường”. Trong quan hệ tình dục, những người chuyển giới vẫn có được những hưng phấn, cảm giác thực thụ như bình thường, họ đều nhận được khoái cảm”, GS.TS Trần Thiết Sơn chia sẻ.
 
Tuy nhiên, người chuyển giới thành nam không thể sinh sản để tự duy trì nòi giống. Nam giới bị dị dạng bộ phận sinh dục, đặc biệt đã cắt mất hai bên tinh hoàn sẽ không có có khả năng sinh tinh nên không thể sinh con. Tinh hoàn là một bộ phận của cơ quan sinh dục nam, có chức năng sản xuất tinh trùng và tiết ra nội tiết testosterone hình thành nên đặc tính ở nam giới. Mỗi nam giới đều có hai tinh hoàn: Trái và phải. Nam giới mất tinh hoàn được coi là "thái giám", mất khả năng đàn ông. 
 
GS.TS Trần Thiết Sơn cho rằng, với người bị khiếm khuyết cơ thể, muốn trở về đúng giới tính điều quan trọng nhất là khát vọng, sự quyết tâm. Họ đã vượt qua chính họ, thì xã hội sẽ có cái nhìn cảm thông, hòa đồng.
 
 
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm