Địa điểm có nguy cơ cao thứ hai là công viên với lần lượt 11% và 19% đối tượng của hai nhóm đồng tình. 20% trẻ em gái trong độ tuổi 16-18 từng bị quấy rối tình dục tại trường học và 11% bị quấy rối trên các phương tiện giao thông công cộng.
Những "nhộn nhạo" ở các bến xe luôn khiến phụ nữ cảm thấy bất an (Ảnh minh họa). |
Những nơi bị cho là không an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái ở cả hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh thường là những nơi vắng người qua lại (Ảnh minh họa). |
TP Hồ Chí Minh |
Hà Nội |
Bến xe Điểm đón xe buýt (Đường Kinh Dương Vương) Công viên Công viên Phú Lâm Công viên Gia Định Đường phố Đường Tú Xương (Quận 1) Đường Tên Lửa và khu lân cận đường Tên Lửa, Quận Bình Tân Các khu vực khác Khu Chợ Lớn Khu ổ chuột quận Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức Quốc lộ 1A giao với khu công nghiệp Tân Tạo Nhà ga, nhà vệ sinh công cộng Cầu Phú Mỹ Thư viện trung tâm Đại học Quốc gia TP HCM Khuôn viên trường đại học từ 18h-22h
|
Bến xe Bến xe Yên Nghĩa – Hà Đông Bến xe Long Biên Bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát Các bến xe buýt, công viên, nhà vệ sinh công cộng tuyến đường Giáp Bát – Nhổn Công viên Công viên Hà Đông Công viên tại Bắc Thăng Long Đường phố Hầm đường bộ Khuất Duy Tiến Đường Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng Đường Linh Đàm Đường Âu Cơ, Lạc Long Quân – Xuân Đỉnh Đường Lê Văn Lương kéo dài Đường Triều Khúc – Thanh Xuân Đại lộ Thăng Long, cầu Thăng Long Các khu vực khác Khu ổ chuột Thành Công, Yên Xã Chợ Nghi Tàm, chợ Long Biên, khu chợ tạm Ngã Tư Sở Chợ Nhà Xanh – Dịch Vọng, Ngã Tư Sở, Phùng Khoang Nhà chờ Long Biên Nhà vệ sinh công cộng
|
Theo các nhà nghiên cứu tham gia khảo sát, có rất nhiều yếu tố gây nên sự không an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái, ví dụ như không có hoặc thiếu đèn chiếu sáng, bảng hiệu thông tin, nhà vệ sinh sạch sẽ, nhà vệ sinh dành cho phụ nữ, sự hiện diện của công an/dân phòng và chưa có hình phạt thích đáng cho những kẻ quấy rối.
Tuy nhiên, theo bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng đại diện ActionAid Việt Nam: Tại những địa điểm có đầy đủ các yếu tố nêu trên, phụ nữ và trẻ em gái vẫn có nhiều nguy cơ bị quấy rối do hệ quả của việc quan niệm phân biệt giới tính, bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại nặng nề trong ý thức của phần đông các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Những quan niệm đó kìm kẹp cách ăn mặc của phụ nữ và trẻ em gái, hạ thấp giá trị của người phụ nữ và quy kết, đổ lỗi cho phụ nữ khi họ không may bị quấy rối, lạm dụng hoặc cưỡng bức. Lao động nữ nhập cư là nhóm dễ bị tổn thương hơn hết bởi sự định cư xa gia đình khiến họ có cảm giác xa lạ và bất an với nơi họ sinh sống.