Mời bạn tiếp tục tìm hiểu những điều cần tránh trong hôn nhân mà Redbook chỉ ra:
14. ‘Mắc kẹt’ trong những điều nhỏ nhặt
“Buông bỏ những lỗi nhỏ khiến bạn khó chịu và thay bằng việc tập trung vào giá trị mối quan hệ của mình”, nhà tâm lý học Lisa Kincaid khuyên.
Tránh chỉ trích 'bạn đời' |
15. Tập trung vào những tiêu cực
“Mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi bạn phải tập trung vào những phẩm chất tích cực của ‘bạn đời’ chứ không phải là sai sót. Điều này đặc biệt đúng trong những thử thách hoặc xung đột, nhất là khi bạn tập trung soi vào những gì sai”, chuyên gia trị liệu tâm lý Allison Abrams nói.
16. Chỉ trích và xem thường ‘bạn đời’
“Mối quan hệ lành mạnh bao gồm sự ủng hộ và chấp nhận ‘nửa kia’ của bạn dù họ là ai mà không phán xét. Không nên có những lời chỉ trích, coi thường hay cố gắng thay đổi một ai đó. Nếu một trong những điều này xảy ra trong một mối quan hệ thì rất khó để ‘phục hồi’”, Allison Abrams nói.
17. Thiếu tôn trọng ‘bạn đời’
“Tôn trọng ‘nửa kia’ là một phần cần thiết trong mối quan hệ lành mạnh. Một mối quan hệ lành mạnh mà không có sự tôn trọng chẳng khác nào món bánh táo mà thiếu mất táo. Điều đó là không thể!”, Allison Abrams nói.
18. Từ chối thỏa hiệp
“Thỏa hiệp là rất quan trọng vì nó cho thấy bạn tôn trọng cảm xúc và mong muốn của ‘bạn đời’. Đó là một cách để ‘bạn đời’ biết giá trị của họ và mối quan hệ của hai bạn không phải là một chiều”, bác sĩ tâm thần Dion Metzger nói.
19. Bắt ‘bạn đời’ phải đoán suy nghĩ của bạn
“Đọc suy nghĩ của người khác là rất khó. Bạn không thể đọc được suy nghĩ của ‘bạn đời’ và họ cũng không thể đọc suy nghĩ của bạn dù cả hai yêu và hiểu nhau nhiều thế nào đi nữa. Hãy nói ra những gì bạn cần, đừng bắt họ đoán”, nhà tâm lý học lâm sàng Natalie Dattilo khuyên.
Tránh việc luôn cho mình đúng mỗi khi xảy ra tranh cãi |
20. Khinh thường ‘bạn đời’
“Kẻ thù lớn nhất trong mối quan hệ là sự khinh thường. Có thể là bình thường khi một người làm mọi điều vì mối quan hệ của họ chỉ trong thời gian ngắn, nhưng chúng cần được thừa nhận để tránh sự bất mãn và những cảm xúc tiêu cực khác”, tiến sĩ Harold Speak Jones cho biết.
21. Ra vẻ hiểu những điều ‘bạn đời’ nói
“Mọi người đều nói giao tiếp là chìa khóa cho bất kỳ mối quan hệ thành công nào. Điều này là sự thật và kiểu giao tiếp được thực hiện như thế nào cũng quan trọng đối với sự thành công của mối quan hệ. Hiểu những lời ‘bạn đời’ đang nói khác với hiểu ý nghĩa của chúng. Thay vì ra vẻ hiểu, bạn hãy yêu cầu làm rõ những câu hỏi cho đến khi cả hai đều hiểu rõ”, Harold Speak Jones nói.
22. Luôn cho mình đúng
“Thật bực bội khi phải đối phó với người luôn cho rằng mình đúng. Nên biết từ bỏ việc muốn mình đúng khi thảo luận với ‘bạn đời’ và cố gắng lắng nghe họ. Điều quan trọng là duy trì sự gần gũi hơn chuyện đúng - sai”, Thomas Gagliano, tác giả cuốn sách ‘The Problem Was Me’ khuyên.
23. ‘Tích tụ’ mọi bực bội cho tới khi nổ tung
“Đừng để sự bực bội chồng đống. Trong một mối quan hệ có rất nhiều cuộc chuyện trò khó khăn, cả hai hãy đối mặt với nó. Hãy học kỹ năng xử lý những cuộc trò chuyện khó khăn đó một cách lành mạnh”, nhà trị liệu về hôn nhân và gia đình Ashley Taggart khuyên.
Hãy luôn ủng hộ 'nửa kia' trong mọi chuyện chứ đừng xem thường họ |
24. Khiến ‘bạn đời’ cảm thấy thiếu an toàn
“Trong một mối quan hệ lành mạnh, cả hai cần thảo luận những cách họ có thể giao tiếp với nhau một cách an toàn. Nếu không, họ sẽ trở thành nạn nhân và sẽ không người nào lắng nghe lo lắng của ‘nửa kia’. An toàn là nền tảng để xây dựng mối quan hệ”, Thomas Gagliano nói.
25. Trả lời: ‘Không có gì’ khi ‘bạn đời’ hỏi: ‘Có chuyện gì thế?’
“Có thể là mạo hiểm khi yêu cầu những gì ta cần trong một mối quan hệ, đặc biệt nếu bạn không chắc chắn thứ mình cần ‘bạn đời’ có sẵn sàng đáp ứng được hay không. Nhưng nếu không yêu cầu, bạn dễ tự trách móc bản thân hay mối quan hệ thất bại. Thay vì nói ‘không có gì’ khi ‘bạn đời’ hỏi có chuyện gì hãy dũng cảm lên tiếng vì bản thân. Lần đầu bạn có thể gặp phải trở ngại, nhưng cảm xúc trung thực sẽ tạo cơ hội cho sự thay đổi, sửa chữa”, nhà tâm lý Holly Richmond khuyên.
26. Lôi ra đủ thứ chuyện khi tranh cãi
“Thật cần thiết để các cặp đôi hiểu họ đang tranh cãi về việc gì. Bỏ đi những tiểu tiết của cuộc tranh cãi và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra không phải vấn đề nói điện thoại quá nhiều, dành nhiều thời gian với bạn bè hay không chăm chút nhà cửa. Mà vấn đề thực sự là cảm giác không được chú ý, lắng nghe, không được quan tâm hay cảm thấy bị lợi dụng”, Holly Richmond nói.