pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bé trai 4 tuổi mới đi nhà trẻ, bị cô giáo bỏ đói cả tuần nhưng phụ huynh lại rất cảm kích
Bé Công Công, 4 tuổi (Trung Quốc), là con một trong gia đình, ông bà nội lại khá truyền thống nên rất cưng chiều cháu trai. Ngay cả việc cha mẹ giáo dục cậu bé cũng phải "nhìn sắc mặt" của ông bà nội mỗi ngày.
Cha mẹ bé có công việc bận rộn, sợ ông bà vất vả nên vốn định thuê bảo mẫu về chăm sóc con trai. Thế nhưng ông bà nội đều không đồng ý, còn chuyển đến sống cùng nhà con trai chỉ để chăm sóc cháu.
Công Công là một đứa trẻ rất thông minh, biết ông bà cưng chiều nên khá ỷ lại và bướng bỉnh, hay hờn dỗi, hễ thấy đồ ăn ngon là đòi bằng được vì biết ông bà không bao giờ từ chối mình. Mỗi khi bố mẹ Công Công cảm thấy không ổn và góp ý, ông bà sẽ nói ngay: "Thằng bé còn nhỏ, lớn lên sẽ ổn thôi".
Vì được ông bà chiều chuộng nên Công Công cũng rất bướng bỉnh. Ảnh minh họa
Cha mẹ của Công Công rất bất lực trước việc người lớn luôn can thiệp vào việc dạy dỗ con trai. Cuối cùng, khi cậu bé được 4 tuổi, anh chị đã gửi con đi nhà trẻ.
Vốn quen được chiều chuộng và lúc nào cũng được ăn món mình thích ở nhà, cậu bé đến lớp trở nên khảnh ăn. Dù ban đầu được cô giáo đút cho từng thìa nhưng cậu bé vẫn không chịu. Sau 1 tuần đi nhà trẻ, Công Công vẫn kén ăn, lười ăn. Trước trường hợp này, thầy hiệu trưởng trường mẫu giáo quyết định sử dụng biện pháp cứng rắn. Khi cậu bé không chịu ăn hoặc ăn không hết, cô giáo sẽ bỏ thức ăn đi rồi bảo Công Công ngồi xem các bạn khác ăn. Ban đầu, Công Công khá vui vẻ khi không bị ép ăn, chỉ nhìn những đứa trẻ khác ăn một cách thờ ơ.
Sau khi về nhà, ông bà rất bất bình trước những gì Công Công kể về hành động của cô giáo. Cha mẹ của cậu bé thì dù xót con nhưng vẫn tin phương pháp dạy dỗ của giáo viên.
Dần dần, sau 1 tuần, sự việc có chuyển biến. Một đứa trẻ 4 tuổi nhịn ăn lâu sẽ không chịu được mà thỏa hiệp. Sau 7 ngày bướng bỉnh, Công Công không còn kén ăn nữa mà tự động ăn ngoan vào mỗi bữa ăn, không đòi hỏi phải ăn món mình thích.
Ảnh minh họa
Ngay cả khi về nhà, Công Công cũng duy trì thói quen ăn uống rất tốt như ở trường mẫu giáo. Trò chuyện với bố mẹ, Công Công nói: "Con phải ăn hết, nếu không cô giáo sẽ đổ đi, rồi sẽ không có thức ăn để ăn".
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.