"Cảm ơn bố mẹ đã làm 7 điều này" - Tâm sự của nữ sinh đỗ trường danh tiếng

Hiểu Đan
10/06/2023 - 22:37
"Cảm ơn bố mẹ đã làm 7 điều này" - Tâm sự của nữ sinh đỗ trường danh tiếng

Ảnh minh họa

Có lần, bà nội nói với tôi: Cha mẹ rất tốt với con, con phải cố gắng học tập và lớn lên để báo đáp. Lúc sau, đợi bà đi, mẹ liền đính chính: Phần thưởng của con dành cho bố mẹ không phải là điểm số cao, nhưng con hãy sống thật vui thật tốt, mỗi ngày con nhé.

Có một kiểu trẻ em được gọi là "con nhà người ta" vì: Tư chất và học lực đều xuất chúng, ngoan ngoãn dễ thương, thông thạo đủ thứ kỹ năng... Nhưng trong lúc ghen tị và so sánh “con nhà người ta” với con mình, có bao giờ bạn tự hỏi "cha mẹ của người ta" đã nỗ lực cùng con thế nào không? 

Mới đây, một bài báo được viết bởi một sinh viên Đại học Thanh Hoa - ngôi trường top đầu Trung Quốc và châu Á đã gây bão mạng xã hội. Trong bài báo, nữ sinh này đã chia sẻ 7 điều cảm ơn cha mẹ mình, khiến các phụ huynh khác đọc xong không khỏi suy ngẫm. 

Quả thật, đằng sau những đứa trẻ xuất sắc là những bậc cha mẹ có tầm nhìn sâu rộng. Cha mẹ là những người thầy khai sáng thực sự cho trẻ.

"Cảm ơn bố mẹ đã làm 7 điều này" - Tâm sự của nữ sinh đỗ trường danh tiếng gây sốt - Ảnh 1.

Một góc của ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc

Nữ sinh này viết:

1. Về điểm số

Từ hồi tiểu học, bố mẹ đã yêu cầu: Chỉ cần tôi có thái độ học tập tốt thì điểm số đạt được trong kỳ thi có thấp đi nữa cũng sẽ không trách mắng. Vì vậy, tôi không có bất kỳ áp lực nào về điểm số, tuy nhiên thực tế là sau đó điểm của tôi không tệ.

Kinh nghiệm của tôi là: Làm bài hàng ngày nghiêm túc như đi thi, và đi thi sẽ dễ dàng như làm bài.

Vào cấp hai, mẹ tôi lại nói: Trong kỳ thi, chỉ cần con biết được trình độ thực sự của mình, con sẽ làm được. Ví dụ, trong một bài kiểm tra nào đó, trình độ thực sự của con là 90 điểm, thì nếu con đạt 90 điểm là rất tốt. Nếu vì lý do nào đó, con chỉ đạt 70 điểm, bố mẹ sẽ cảm thấy tiếc cho con, vì sự chăm chỉ đã không được đền đáp xứng đáng.

Trong gia đình chúng tôi, phản ứng với điểm số về cơ bản là bình tĩnh, cho dù là 100 điểm hay 80 điểm cũng không có nhiều ảnh hưởng. Trong cuộc đời đâu đâu cũng là phòng thi, hãy bình tĩnh đối diện với nó và kiểm tra trình độ thực sự của mình. 

Tôi không thiếu tiền tiêu vặt, trong ví tôi có một thẻ ngân hàng để dự phòng, trong chiếc hộp nhỏ ở nhà, bố mẹ tôi thường để vài trăm tiền lẻ. Nhưng vật chất đối với gia đình tôi cũng không liên quan tới chuyện con có điểm cao hay thấp. 

Vật chất có thể mang lại sự tiện nghi cho cuộc sống, bố mẹ tôi nếu có đủ khả năng thì sẽ mua cho con, không phải con giỏi thì mới thưởng. Cha mẹ tôi tin rằng, việc ra điều kiện như vậy sẽ dễ dàng nuôi dưỡng tư duy thực dụng của con và đi chệch khỏi bản chất của việc học và cuộc sống.

2. Tận hưởng cuộc sống

Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là tạo điều kiện cho trẻ em có khả năng tạo dựng cuộc sống hạnh phúc. Để tận hưởng cuộc sống, đừng đợi đến khi con lớn, mà hãy bắt đầu ngay hôm nay, từ bây giờ.

Có lần, bà nội nói với tôi: Cha mẹ rất tốt với con, con phải cố gắng học tập và lớn lên để báo đáp. Lúc sau, đợi bà đi, mẹ liền đính chính: Phần thưởng của con dành cho bố mẹ không phải là điểm số cao, nhưng con hãy sống thật vui thật tốt, mỗi ngày con nhé.

Vì vậy, học tập là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi, nhưng không phải là tất cả. Kết bạn, xem phim, mặc quần áo đẹp, chơi với cún con, chơi trò chơi trên Internet một cách thích hợp, thư giãn và về quê với ông bà, trò chuyện với những chàng trai tôi thích, v.v. 

Tùy theo cảm xúc của tôi, khi tôi muốn nghỉ ngơi hoặc làm việc khác ngoài đọc sách, học hành..., mẹ sẽ tôn trọng ý kiến của tôi, không ép buộc. Cuộc sống của tôi tràn đầy yêu thương và đam mê.

3. Đọc sách kinh điển 

Một tác phẩm trở thành kinh điển tất nhiên phải có giá trị của nó. Khi bắt đầu đọc các tác phẩm này, tôi thực sự cảm thấy rằng từ vựng của tôi được nâng cao, phần viết luận lên một tầm mới và các bài kiểm tra đạt được điểm số tốt hơn. Tôi cũng hiểu thêm về tâm lý, có nhiều kiến thức về thế giới.

Khi mới đọc chưa hẳn đã cảm nhận được hiệu quả rõ rệt, nhưng khi viết, văn chương trong ngòi bút của tôi dường như không phải của mình, tuôn trào ra ngoài. Một lần, mẹ tôi hỏi tôi: Khi con đọc một cuốn sách nổi tiếng, con có thấy vui không? Tôi đã nói, tôi cảm nhận được nó! Lúc đó, mẹ tôi rất hài lòng. 

4. Rèn luyện tính độc lập, tôn trọng lựa chọn

Từ nhỏ, bố mẹ đã có ý thức rèn luyện tính tự lập cho tôi. Vì không thể để con cái suốt đời sống dưới sự bao bọc của cha mẹ.

Ví dụ: Khi tôi năm tuổi, thời tiết rất nóng, tôi từ trường mẫu giáo đi ra, rất khát nước và muốn uống nước. Mẹ đưa tiền bảo tôi tự đi mua. Tôi ngại và tôi sợ, vì vậy tôi không muốn đi một mình.

Mẹ bảo bây giờ con có hai lựa chọn, một là tự mua về uống, hai là nếu không tự mua thì chịu khó uống nước khi về nhà. Tôi chần chừ một lúc, quyết định không mua và chịu đựng. Mẹ nghĩ đây cũng là một sự lựa chọn nên mẹ tôn trọng tôi và không phán xét.

Một ví dụ khác: Bây giờ khi tôi mua quần áo, mẹ tôi chỉ có trách nhiệm trả tiền. Lần trước, đi mua sắm với các bạn cùng lớp, tôi đã mua một chiếc áo sơ mi với giá 25 tệ. Khi tôi mặc nó đến trường, mẹ nói rằng nó vẫn đẹp. Lần thứ 2 đi mua cái khác, lúc lấy về thấy nhỏ quá. Mẹ tôi không bình luận gì, và gợi ý rằng tôi nên đưa nó cho một người bạn thấp hơn tôi một chút.

Đây là sự lựa chọn của tôi, và bố mẹ tôn trọng tôi. Không có bình luận tiêu cực. Vậy đó, tôi nghĩ thế nào cũng được, bố mẹ tôn trọng hết mực, tôi dần trưởng thành, không trốn tránh khi mọi chuyện xảy ra, học cách suy nghĩ, có chính kiến của mình.

5. Về sự bất cẩn

Tôi thường nghe các bậc cha mẹ nói về con cái của họ như thế này: Con tôi lần này làm sai nhiều câu hỏi, và nó chỉ bất cẩn thôi. Ở đây, tôi muốn nói về quan điểm của gia đình chúng tôi. Từ năm lớp 5, mẹ đã dặn: Bất cẩn là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm và kém cỏi. Bất cứ lúc nào, đừng nói rằng đó là do bất cẩn mà con đã trượt kỳ thi. Các bậc cha mẹ cũng được yêu cầu ngừng viện cớ để con cái trốn tránh trách nhiệm.

Cẩn thận, điềm tĩnh thực tế là những khả năng cần thiết, nếu bạn có những khả năng này, thỉnh thoảng bị mất một hoặc hai điểm là điều dễ hiểu. Nếu bạn mất nhiều hơn hai điểm, bạn vẫn còn thiếu năng lực và khả năng học tập không vững chắc.

Quan điểm này, mẹ tôi bắt đầu truyền đạt với tôi từ năm lớp năm, và tôi dần dần đồng ý. Vì vậy, trong những trường hợp bình thường, tôi có thể đạt điểm cao trong bài kiểm tra và điểm số của tôi ổn định có lẽ cũng nhờ vậy.

6. Trau dồi khả năng tư duy

Ví dụ, đứa trẻ làm một việc gì đó, nó chỉ được 1 điểm. Nếu bạn không hài lòng, la mắng con, thậm chí làm thay, con sẽ được 10 điểm. Nhưng cha mẹ hãy lưu ý rằng 10 điểm này sẽ luôn là 10 điểm của cha mẹ chứ không phải của con.

Thay vì làm thay, hãy hướng dẫn con từ từ, lần này có thể chỉ 1 điểm, lần sau có thể 5 điểm, và lần sau có thể 10 điểm. Cha mẹ khôn ngoan nên nên học cách bộc lộ "điểm yếu", tạo cơ hội cho trẻ thể hiện, đồng thời động viên, khẳng định trẻ kịp thời. Chỉ có luyện tập và suy nghĩ đi nghĩ lại, trẻ mới trưởng thành, tự lập và vượt qua cha mẹ. Khi đạt được thành công, trẻ sẽ lưu giữ ký ức về điều này lâu hơn và có xu hướng tự mình cố gắng hơn vào lần sau. 

7. Đánh giá cao sự hỗ trợ, quan tâm đến lòng tự trọng của con

Khi dạy con, nhiều cha mẹ không chú ý đánh giá đúng ưu điểm của trẻ mà lại quá đề cao lỗi lầm. Với cha mẹ tôi thì khác: Con làm đúng, bố mẹ luôn khẳng định và khen ngợi con đúng lúc.

Bề ngoài nhiều đứa trẻ có thể ngại ngùng và giả vờ không quan tâm, nhưng thực tế, chúng quan tâm rất nhiều. Trẻ sẽ tiếp tục khẳng định những lợi thế này để ngày càng tốt hơn. Chúng sẽ điều chỉnh lời nói và việc làm của mình theo mô hình mà cha mẹ mô tả.

Khi một đứa trẻ mắc lỗi, hãy phân tích một cách thực tế, hướng dẫn con cách sửa chữa. Đừng nhắc đi nhắc lại các lỗi lầm cũ. Sự việc đã qua, hãy tiếp tục sống thật tốt ở hiện tại, đừng quá quan trọng và kéo dài những cảm xúc tiêu cực.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm