Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới

Sinh ra ở vùng cao, nhiều chị em phụ nữ các dân tộc thiểu số không cam chịu số phận. Họ đã tìm tòi, nghiên cứu, đưa các mô hình mới vào sản xuất. Không những thế, các chị còn hoàn thành xuất sắc công việc mà Hội giao. 

Nhiều mô hình mới ở vùng cao

Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện Yên Châu (Sơn La) đã xác định giúp nhau phát triển kinh tế là công tác trọng tâm của Hội, góp phần cùng địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo. 

Để tạo điều kiện, động lực thúc đẩy hội viên phát triển kinh tế, Hội LHPN từ huyện đến xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất. Ngoài ra, các cấp Hội Phụ nữ còn tích cực phối hợp với các Hội, Trung tâm mở lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học, kỹ kỹ thuật cho hội viên. 

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 1.

Mô hình trồng cây nhãn của phụ nữ huyện Yên Châu

Đặc biệt, Hội nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 70 tổ tiết kiệm vay vốn với dư nợ trên 117,8 tỉ đồng cho hơn 2.350 hội viên vay vốn phát triển kinh tế. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu trên địa bàn, trong đó không ít mô hình do cán bộ Hội cơ sở làm chủ. Đơn cử, chị Sồng Thị Dai (Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Bản Púng Khoai, xã Chiềng Đông, huyện Thuận Châu, Sơn La) là gương điển hình với mô hình trồng dâu tây đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 2.

Mô hình trồng cây ăn quả của phụ nữ huyện Yên Châu

Với vai trò là Chi hội trưởng, chị Sồng Thị Dai gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia sinh hoạt và các hoạt động Hội, đoàn kết, giúp nhau trong lao động, đời sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, vận động hội viên, người thân cùng tham gia thực hiện có hiệu quả.

Gia đình chị đã xây dựng được Mô hình trồng dâu tây với 8.000 cây với thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Gia đình chị đã được UBND xã tặng Giấy khen là hộ gia đình tiêu biểu. 

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 3.

Chăn nuôi là một trong những mô hình giúp phụ nữ Yên Châu thoát nghèo

Chia sẻ về mô hình trồng dâu tây của gia đình, chị Dai cho biết, sau khi nghiên cứu, tìm hiểu qua mạng internet đã thấy nhiều nơi rồng dâu tây đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy thời tiết, khí hậu của địa phương thuận lợi cho dâu tây phát triển, gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư trồng vườn dâu tây với 8.000 cây. 

Chị bảo, so với ngô, sắn thì dâu tây dễ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Theo đó, chỉ cần xuống giống sau 3 tháng, dâu tây đã cho thu hoạch và 1 đợt gieo giống sẽ kéo dài được gần 2 năm. Ðể vườn dâu luôn sai quả thì người trồng phải thường xuyên tỉa lá tạo sự thông thoáng cho cây, việc bón phân và tưới nước có công thức riêng cho từng mùa; sau 2 năm phải thay giá thể và đặt giống trồng mới thì mới cho năng suất tốt nhất.

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 4.

Chương trình giao lưu chị em làm kinh tế giỏi

Ngoài ra, chị luôn vận động chị em hội viên tham gia các hoạt động, phong trào Hội, tỷ lệ chị em tham gia hội trên tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đạt 78%. Tỷ lệ hộ tham gia đạt 84% (28/33 hộ) Chi hội có 1 đoạn đường nở hoa. Chị Dai còn vận động người thân, con em trong gia đình không phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội; luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua do Hội, địa phương phát động, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ cách làm hay, kỹ năng tốt với hội viên, mọi người xung quanh. 

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 5.

Sơ chế nhãn tại nhà máy chế biến trái cây ở Sơn La

Cũng như chị Sồng Thị Dai, trước đây gia đình chị Ngô Thị Yến (SN 1990, bản Chiềng Thi, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu) có đất sản xuất. Tuy nhiên, chị chưa biết lựa chọn mô hình trồng trọt, chăn nuôi gì để đảm bảo phù hợp với đất đai, khí hậu, khả năng của vợ chồng chị và đặc biệt là thị trường tiêu thụ. Cũng vì thế, cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn.

Được sự tuyên truyền, vận động của các cấp Hội Phụ nữ, gia đình chị Yến đã quyết định cải tạo 1ha đất vườn tạp của gia đình để trồng cây xoài, trồng cỏ, đào ao, cải tạo chuồng trại…

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 6.

Người dân Yên Châu thu hoạch xoài

Chị Yến cho biết, gia đình chị vay vốn ngân hàng chính sách 70 triệu đồng kết hợp với nguồn vốn tiết kiệm của gia đình. Sau 6 năm cải tạo, trồng trọt, chăn nuôi, gia đình chị hiện nay có 40 con bò cái lai xin, 30 con dê, 1.000 con ngan, 250 con vịt, 10 con lợn nái sinh sản. Trừ chi phí, thu nhập của gia đình chị năm 2021 là 600 triệu đồng.

Đặc biệt, gia đình chị đã kết hợp trong việc trồng trọt và chăn nuôi, gom, xử lý ủ phân chuồng bón cho cây trồng, dành diện tích trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm để luôn chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi. Chị cũng thường xuyên theo dõi, phòng trị bệnh kịp thời, đảm bảo kỹ thuật cho cây trồng vật nuôi phát triển tốt.

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 7.

Cây ăn quả là hướng thoát nghèo ở Sơn La

Hỗ trợ hội viên nghèo

Không chỉ làm kinh tế, các cấp Hội Phụ nữ huyện Yên Châu cũng đã triển khai nhiều phần việc, hoạt động ý nghĩa, thu hút sự tham gia đông đảo của hội viên. Điển hình như: mô hình "Tiết kiệm chi tiêu hằng ngày", mô hình "Tiết kiệm nuôi heo đất", mô hình "Hũ gạo tình thương", mô hình "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế"; Xây dựng qũy mái ấm tình thương… Thông qua các hoạt động đó, nhiều hội viên, phụ nữ, gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã được hỗ trợ, sửa chữa, xây mới nhà ở, vay vốn phát triển kinh tế; động viên, thăm hỏi kịp thời, giúp nhiều hội viên khó khăn thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 8.

Các đại biểu tham quan gian hàng xoài và nông sản Yên Châu tại hội chợ.

Chị Lò Thị Hoá là hội viên có hoàn cảnh khó khăn của Chi hội bản Khuông (xã Chiềng On, huyện Yên Châu). Trước đây, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo của xã, thu nhập chỉ trông vào  ngây ngô, cây lúa trên nương nên không ổn định. Căn nhà gỗ mà gia đình chị sinh sống nhiều năm đã xuống cấp nghiêm trọng. Qua khảo sát hiện trạng, Hội LHPN huyện đã hỗ trợ 20 triệu đồng, Hội LHPN xã Chiềng On huy động chị em hội viên góp ngày công giúp chị san nền, vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng được ngôi nhà mới khang trang. 

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 9.

Huyện Yên Châu ngày càng đổi mới

Hoạt động hỗ trợ hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được các cấp Hội triển khai hiệu quả thông qua nhiều hình thức, cả về vật chất và tinh thần. Với tinh thần tương thân, tương ái, từ năm 2019 đến nay, bằng nguồn lực của Hội và các nguồn xã hội hóa vận động được từ các tổ chức, cơ quan, đơn vị, Hội LHPN huyện đã hỗ trợ xây dựng 20 nhà tình thương cho hội viên, phụ nữ nghèo trên địa bàn huyện.

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 10.

Xoài tượng Da xanh được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài khó tính.

Chị Phạm Thị Óng, Chủ tịch Hội LHPN xã Phiêng Khoài (huyện Yên Châu), chia sẻ, thời gian qua, Hội nhận thấy phát triển kinh tế của là vấn đề quan trọng nên Hội LHPN xã Phiêng Khoài đã đẩy mạnh tuyên truyền cho chị em về hình thức, cách làm để phát triển kinh tế. Từ mô hình trồng cây ăn quả thay thế cho cây ngắn ngày; hay mô hình vườn, ao, chuồng vừa chăn nuôi vừa phát triển cây ăn quả, qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ các mô hình đó, các chị em đã nhân rộng ra nhiều bản làng khác. Chị em đã giúp đỡ nhau về cây, con giống để các chị em trong Chi hội phát triển. Hiện có những Chi hội có đến 20 -30 gia định chị em có mô hình phát triển kinh tế giỏi.

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 11.

Cây nhãn ở Yên Châu

Bà Quàng Thị Hoa, Chủ tịch Hội LHPN huyện Yên Châu, cho biết, để hỗ trợ chị em phát triển kinh tế, Hội tập trung gắn với các phong trào thi đua của hội, những nhiệm vụ trọng tâm, cũng như các khâu đột phá của hội phụ nữ. Mỗi cơ sở hội, hội viên có một phần việc, công trình, việc làm cụ thể thiết thực. 

Ví như, Hội đã triển khai thực hiện tốt mô hình "5 không, 3 sạch", mô hình "Hũ gạo tình thương", phong trào gửi tiết kiệm hàng tháng để hỗ trợ cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Hội cũng ra mắt các câu bộ như thu gom rác thải, CLB thể dục thể thao gắn với duy trì các nét văn hóa của dân tộc đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn 15 xã, thị trấn. Qua các phong trào, hoạt động đã xuất hiện nhiều gương chị em điển hình trên các lĩnh vực. 

Cán bộ, hội viên phụ nữ vùng cao cùng làm giàu, xây dựng quê hương đổi mới - Ảnh 12.

Người dân Yên Châu thu hoạch xoài

Những việc làm thiết thực của cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện Yên Châu đã đem lại luồng sinh khí mới trong hoạt động Hội. Đặc biệt, những việc làm đó đã và đang tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội ở địa phương, qua đó còn khẳng định vị thế, vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ mới.

Linh Trần (thực hiện)

Xuất bản: 27/11/2022