Là huyện miền núi xa xôi, còn nhiều khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, song nơi đây lại toát lên vẻ đẹp hút hồn, thể hiện được sức sống mãnh liệt.
Đây cũng là huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch về hang động với nhiều hang động đẹp như: Xá Nhè, Hấu Chua, Khó Chua La…Cao nguyên đá Tủa Chùa là nơi cư ngụ chủ yếu của đồng bào Mông, dân tộc ưa chinh phục và có nhiều nét văn hóa cao nguyên độc đáo.Những bản làng của người Mông nằm ẩn mình rải rác trong đá của cao nguyên đá Tủa Chùa.Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với ngô là cây trồng chủ đạo phù hợp nhất với thổ nhưỡng nơi đây.Những người phụ nữ Mông chịu thương, chịu khó…… và cũng rất thân thiện…… phủ xanh cao nguyên đá xám xịt khô cằn bằng màu xanh của những nương ngô trù phú.Đá không chỉ xuất hiện ở hầu khắp trong tự nhiên và còn gắn liền với các hoạt động đời thường của người dân nơi đây. Từ giao thông đi lại…… cho đến làm móng nhà, nền nhà…… mái nhà…… tường rào…… và trong cả sản xuất kinh tế.Thành đá Vàng Lồng tại xã Tả Phìn là công trình nghệ thuật bằng đá có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, là di sản văn hóa cổ của đồng bào Mông nơi đây.Thành đá này đặc biệt bởi kỹ thuật xếp đá thủ công tài tình, không sử dụng chất kết dính. Kỹ thuật này vẫn được người dân nơi đây áp dụng cho đến ngày nay trong việc xây nhà, làm tường…… thậm chí là để bảo vệ các diện tích đất nông nghiệp tránh bị xói mòn.Sức sống mãnh liệt trên cao nguyên đá thể hiện trong từng bụi cây, ngọn cỏ.Cho đến từng nếp nhà và người dân nơi đây.Những em bé sinh ra và lớn lên ở cao nguyên đá này cũng đẹp hồn nhiên như chính mảnh đất này.