Chia sẻ khó khăn, rào cản với phụ nữ khuyết tật trong việc tiếp cận vệ sinh

Bài và ảnh: An Khê
19/11/2020 - 13:02
Chia sẻ khó khăn, rào cản với phụ nữ khuyết tật trong việc tiếp cận vệ sinh

1.500.000 người dân tại các vùng nông thôn đã hưởng lợi và 8.000 cộng tác viên phụ nữ được nâng cao năng lực thông qua chương trình cải thiện vệ sinh cộng đồng do phụ nữ làm chủ.

Nhằm hưởng ứng ngày Nhà vệ sinh thế giới 19/11, trong các ngày 19-20/11, TW Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Tổ chức Đông Tây hội ngộ và các đối tác tổ chức chuỗi hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Chia sẻ khó khăn, rào cản với phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ khuyết tật trong việc tiếp cận vệ sinh - Ảnh 1.

Bà Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam

Những năm qua Hội LHPN Việt Nam luôn coi trọng chỉ đạo triển khai các hoạt động về nước sạch, vệ sinh và đảm bảo ba sạch trong cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch bằng việc vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Đây là hoạt động tiên phong trong lĩnh vực đảm bảo quyền tiếp cận vệ sinh cho người dân, đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn, người khuyết tật, từng bước chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi của cán bộ, hội viên phụ nữ, người dân và cộng đồng về giữ gìn vệ sinh môi trường sống vì sức khỏe của cộng đồng và gia đình mình.

Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ những khó khăn, rào cản đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ khuyết tật trong việc tiếp cận vệ sinh; nhu cầu xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; trong đó có việc triển khai dự án Cải thiện vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả do phụ nữ làm chủ (WOBA); dự kiến định hướng của Hội LHPN Việt Nam về hoạt động này trong giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, Hội LHPN Việt Nam mong muốn có sự đồng hành, ủng hộ, hợp tác về kỹ thuật và nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức, các doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền tiếp cận vệ sinh cho mọi người đặc biệt phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ khuyết tật giai đoạn 2021-2025.

Chia sẻ khó khăn, rào cản với phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ khuyết tật trong việc tiếp cận vệ sinh - Ảnh 2.

TS Đỗ Mạnh Cường - Phó trưởng phòng Quản lý sức khỏe môi trường và hóa chất, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo

Bà Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho hay, trong nỗ lực chung của các cấp, các ngành, những năm qua Hội LHPN Việt Nam luôn coi trọng chỉ đạo triển khai các hoạt động về nước sạch vệ sinh và đảm bảo ba sạch là "sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ" trong cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch. Nội hàm của "sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ" đã được TW Hội hướng dẫn, định hướng để các địa phương cụ thể hóa, trong đó có 1 nội dung cốt lõi là các gia đình đảm bảo có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh và công trình nước sạch.

Nhiều mô hình, cách làm sáng tạo về vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đã được các cấp Hội thực hiện, nhiều cán bộ Hội đã không quản khó khăn, đi từng ngõ, vào từng nhà để tuyên tuyền, vận động, hướng dẫn xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Điển hình là từ năm 2010, Hội đã phối hợp với tổ chức Đông Tây hội ngộ thực hiện các dự án về cải thiện vệ sinh, trong đó có dự án "Cải thiện vệ sinh Cộng đồng" dựa trên kết quả (CHOBA) đã vận động được gần 200.000 hộ gia đình tại 10 tỉnh xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sang năm 2018 bắt đầu thực hiện "Cải thiện vệ sinh và nước sạch" dựa trên kết quả do phụ nữ làm chủ (WOBA) với cách làm hiệu quả, khuyến khích được sự tham gia của người dân với các gói thưởng dựa trên kết quả đầu ra và vận động chính quyền vào cuộc, cam kết đối ứng thực hiện. Bên cạnh đó, với nguồn lực từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, dù chưa nhiều, nhưng hàng năm TW Hội và Hội LHPN một số tỉnh cũng đã nỗ lực, kiên trì tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức về sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và hỗ trợ phụ nữ xây dựng, sử dụng nhà tiêu.

Đây là hoạt động tiên phong trong lĩnh vực đảm bảo quyền tiếp cận vệ sinh cho người dân, đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn, người khuyết tật.  Những nỗ lực của các cấp Hội trong lĩnh vực này đã được Chính phủ, các bộ ngành, các tổ chức và chính quyền địa phương đánh giá cao.  

"Hiệu quả lớn nhất của hoạt động hỗ trợ phụ nữ nghèo xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh mà các cấp Hội đã làm từng bước chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi của cán bộ, hội viên phụ nữ, người dân và cộng đồng về giữ gìn vệ sinh vì sức khỏe của cộng đồng và gia đình mình; thu hút được sự đồng tình tham gia của đông đảo phụ nữ, nhân dân, cấp ủy địa phương và các tổ chức vào thực hiện các tiêu chí 3 sạch, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc hỗ trợ hội viên, phụ nữ xây dựng nhà vệ sinh đã phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho gia đình và cộng đồng" - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nói.

Chia sẻ khó khăn, rào cản với phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ khuyết tật trong việc tiếp cận vệ sinh - Ảnh 3.

Chị Lương Thị Thanh Hoa, Chủ tịch Hội LHPN xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai

Chị Lương Thị Thanh Hoa, Chủ tịch Hội LHPN xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai chia sẻ, năm 2020 vừa qua, Hội LHPN xã Bảo Hà đã tổ chức tập huấn hướng dẫn xây nhà tiêu hợp vệ sinh cho phụ nữ nghèo, cận nghèo, khuyết tật thực hiện 3 sạch được đặt điểm tại xã Bảo Hà – Bảo Yên – Lào Cai. Qua chương trình, hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo, khuyết tật được trang bị thêm vốn kiến thức về xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Hơn 12 hội viên nghèo – cận nghèo được hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Đặc biệt nhà vệ sinh cho phụ nữ khuyết tật được thiết kế có những ưu điểm riêng: đó là phần tay vịn, bệ ngồi…. rất thuận tiện cho trong sử dụng của hội viên. Có thể nói đây là một dự án thiết thực, rất cần thiết đối với hội viên phụ nữ khuyết tật, đặc biệt là hội viên bị khuyết tật vận động.

Hội thảo sơ kết giữa kỳ dự án Cải thiện Vệ sinh và Nước sạch dựa trên kết quả do Phụ nữ làm chủ (WOBA) đánh dấu mốc hơn 1.500.000 người dân tại các vùng nông thôn đã hưởng lợi và 8.000 cộng tác viên phụ nữ được nâng cao năng lực thông qua Chương trình cải thiện vệ sinh cộng đồng do phụ nữ làm chủ.

- Từ năm 2018 đến nay, với nguồn viện trợ của Quỹ nước sạch cho phụ nữ, Bộ Ngoại giao Thương mại Australia, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với tổ chức Đông Tây hội ngộ, các đối tác trung ương và địa phương thực hiện Dự án Cải thiện Vệ sinh và Nước sạch dựa trên kết quả đầu ra do phụ nữ làm chủ (WOBA) tại 5 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bến Tre. Đã có hơn 9.100 hộ nông thôn, chủ yếu là các hộ nghèo, cận nghèo, phụ nữ đơn thân và khuyết tật được vận động xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và tiếp cận với nước sạch.

- Ngoài ra, 980 hộ nghèo yếu thế, khoảng 50.000 trẻ mầm non và 173 trạm y tế xã cũng nhận được hỗ trợ thiết bị rửa tay với xà phòng phòng dịch Covid-19 từ dự án trong thời gian qua.

- Trong năm 2020, Việt Nam chịu tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt là người dân tại các tỉnh khu vực miền Trung phải hứng chịu thêm những hậu quả nặng nề của thiên tai bão lũ lịch sử, do vậy vấn đề vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch nhằm phòng chống dịch bệnh là một trong những vấn đề cấp bách hàng đầu.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm