Vào một cửa hàng chuyên cung cấp các loại xe điện trên phố Tây Sơn, Hà Nội, khi phóng viên hỏi mua xe máy điện thì chủ cửa hàng khẳng định: “Hầu hết sản phẩm đang bán trên thị trường là hàng không đăng ký, không có giấy tờ nhập khẩu hay lắp ráp”.
Để trấn an khách hàng, chủ cửa hàng đề cập: “Dù xe không giấy tờ nhưng nếu mua từ bây giờ đến tháng 6/2016 vẫn yên tâm làm đăng ký bình thường. Dù xe không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, lắp ráp song chỉ cần chứng minh thư của người mua xe là vẫn đăng ký bình thường”.
Ông Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc TT tư vấn, giám định dân sự (VUSTA) cho rằng, đăng ký xe máy điện không cần các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì sẽ có rất nhiều chiếc xe máy điện nhập lậu vào thị trường Việt Nam để bán cho người dân trong thời gian này. Đành rằng, việc lùi thời hạn đăng ký xe cũng như miễn cho người dân một số giấy tờ khi đăng ký là có lý và rất đúng, nhưng không thể lùi nhiều lần cũng như miễn giấy tờ quá lâu.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an), hiện cả nước mới có khoảng trên 2.000 xe máy điện được đăng ký biển số thành công. Con số này quá nhỏ so với số xe Nhà nước đang quản lý, đó là chưa tính đến số xe lậu đang được người dân sử dụng trôi nổi hiện nay.
Trước đó, từ 1/6/2014, cơ quan chức năng đã yêu cầu, xe mô tô điện, xe máy điện phải đăng ký như xe máy. Tuy nhiên, khi người dân mang xe đi đăng ký thì gần như 100% đều không đăng ký được vì thiếu giấy nhập khẩu và giấy kiểm định chất lượng xe.
Cả hai loại giấy này, người mua xe đều không được các cửa hàng cung cấp, mà chỉ có hóa đơn bán hàng kèm phiếu bảo hành. Trước sự việc này, cơ quan chức năng đã nới lỏng qui định đăng ký xe máy điện cho người dân.
Để trấn an khách hàng, chủ cửa hàng đề cập: “Dù xe không giấy tờ nhưng nếu mua từ bây giờ đến tháng 6/2016 vẫn yên tâm làm đăng ký bình thường. Dù xe không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, lắp ráp song chỉ cần chứng minh thư của người mua xe là vẫn đăng ký bình thường”.
Ông Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc TT tư vấn, giám định dân sự (VUSTA) cho rằng, đăng ký xe máy điện không cần các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì sẽ có rất nhiều chiếc xe máy điện nhập lậu vào thị trường Việt Nam để bán cho người dân trong thời gian này. Đành rằng, việc lùi thời hạn đăng ký xe cũng như miễn cho người dân một số giấy tờ khi đăng ký là có lý và rất đúng, nhưng không thể lùi nhiều lần cũng như miễn giấy tờ quá lâu.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an), hiện cả nước mới có khoảng trên 2.000 xe máy điện được đăng ký biển số thành công. Con số này quá nhỏ so với số xe Nhà nước đang quản lý, đó là chưa tính đến số xe lậu đang được người dân sử dụng trôi nổi hiện nay.
Trước đó, từ 1/6/2014, cơ quan chức năng đã yêu cầu, xe mô tô điện, xe máy điện phải đăng ký như xe máy. Tuy nhiên, khi người dân mang xe đi đăng ký thì gần như 100% đều không đăng ký được vì thiếu giấy nhập khẩu và giấy kiểm định chất lượng xe.
Cả hai loại giấy này, người mua xe đều không được các cửa hàng cung cấp, mà chỉ có hóa đơn bán hàng kèm phiếu bảo hành. Trước sự việc này, cơ quan chức năng đã nới lỏng qui định đăng ký xe máy điện cho người dân.
Dễ nhập lậu xe máy điện vì đăng ký không cần giấy tờ (ảnh minh họa) |
Từ 7/12/2015 - 30/6/2016, người dân đăng ký xe mô tô điện, xe máy điện sẽ không phải đóng thuế trước bạ, được miễn lệ phí đăng ký xe, và chỉ cần xuất trình Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân. Trong trường hợp xe không có số máy hoặc số khung; hoặc số máy, số khung bị mờ, hoen gỉ thì cơ quan chức năng sẽ đóng số máy (nếu đóng được), số khung theo số biển số xe cho chủ xe.
Kể từ 1/7/2016, xe môtô, xe máy điện khi đăng ký sẽ phải đóng thuế trước bạ, lệ phí và những xe không đăng ký sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Kể từ 1/7/2016, xe môtô, xe máy điện khi đăng ký sẽ phải đóng thuế trước bạ, lệ phí và những xe không đăng ký sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan chức năng kiểm tra số máy và số khung xe máy điện khi làm thủ tục đăng ký. Ảnh: Hà Nội mới |
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tình trạng nhập lậu xe điện từ nước ngoài mà đặc biệt là từ Trung Quốc vào Việt Nam là rất lớn. Số lượng này không biết chính xác là bao nhiêu.
Cuối năm 2015, Cục Đăng kiểm VN phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu và các Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Nam Định, Thái Bình đã phát hiện gần 7.000 chiếc xe đạp, xe máy điện đã hoàn thiện việc sản xuất, lắp ráp để chuẩn bị đưa ra thị trường nhưng không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật do Cục Đăng kiểm VN cấp. Bên cạnh đó là các sai phạm khác như sản phẩm không có tem phiếu, chứng nhận hợp quy khi xuất xưởng, hàng hóa nhập khẩu không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Cuối năm 2015, Cục Đăng kiểm VN phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu và các Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Nam Định, Thái Bình đã phát hiện gần 7.000 chiếc xe đạp, xe máy điện đã hoàn thiện việc sản xuất, lắp ráp để chuẩn bị đưa ra thị trường nhưng không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật do Cục Đăng kiểm VN cấp. Bên cạnh đó là các sai phạm khác như sản phẩm không có tem phiếu, chứng nhận hợp quy khi xuất xưởng, hàng hóa nhập khẩu không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy, trong số xe chạy điện đang được sử dụng có đến 70% là xe máy điện và 30% là xe đạp điện. Căn cứ vào các quy định hiện hành thì xe máy điện phải tuân thủ quy định như xe máy dưới 50 cm3, tức là phải có đăng ký, đăng kiểm, quy định về độ tuổi cho người điều khiển, đội mũ bảo hiểm khi vận hành... Theo nghị định 171 quy định xử phạt người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (xe máy điện) với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng với người điều khiển xe không có giấy đăng ký xe theo quy định; điều khiển xe không gắn biển số; gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe. |