Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các cấp Hội phụ nữ tỉnh Quảng Bình đã ra quân, triển khai nhiều biện pháp lồng ghép, vừa kết hợp tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vừa chung sức xây dựng nông thôn mới.
Tại Hội thảo định hướng tham gia xây dựng nông thôn mới của Hội LHPN Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, tổ chức ngày 10/9/2019 tại Hà Nội, các chuyên gia và đại biểu bộ, ban, ngành, đến từ trung ương và địa phương, khẳng định: Phụ nữ là nhân tố quyết định sự thành công của phong trào nông thôn mới.
Đây là tên của Hội thi vừa diễn ra sáng 16/10 tại trụ sở Hội LHPN TP Hà Nội, với sự tham gia của Hội LHPN 6 huyện: Thanh Oai, Thanh Trì, Phúc Thọ, Đông Anh, Quốc Oai, Thạch Thất. Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Đỗ Thị Thu Thảo tới dự khai mạc Hội thi.
Với niềm đam mê nghề làm cói, bà Phạm Thị Ngắn - Giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân Tây An (huyện Tiền Hải, Thái Bình) đã làm sống lại một làng nghề truyền thống và tạo việc làm cho hơn 7.000 lao động nông nhàn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ là 3 tiêu chí của cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động được các cấp Hội LHPN tỉnh Tiền Giang cụ thể hóa 8 tiêu chí của cuộc vận động thành nhiều mô hình hoạt động hiệu quả.
Được TƯ Hội LHPN Việt Nam chỉ đạo triển khai điểm mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới, sau 03 tháng hoạt động, cuộc sống của người dân tại thôn Quần Phương, xã Nghĩa Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Lập nghiệp, làm giàu cho mảnh đất quê hương, tham gia tích cực các phong trào xây dựng nông thôn mới, chị Phạm Thị Loan, ấp Xẻo Quao, xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang được bình chọn là nông dân xuất sắc năm 2017.
Từ hai bàn tay trắng, chị Lành Thị Triều (xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) đã gây dựng được trang trại chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAHP, thu lợi nhuận 7,2 tỷ/năm và thay đổi cuộc sống gia đình, góp phần phát triển nông thôn mới.
Hiến gần 12 triệu m2 đất, đóng góp hơn 719 tỷ đồng và 3,52 triệu ngày công để làm mới, sửa chữa, nâng cấp 18.588 km đường giao thông nông thôn… là những việc làm ý nghĩa của Cựu chiến binh cả nước góp phần xây dựng nông thôn mới.
Với những thành công từ mô hình nuôi và kinh doanh đặc sản địa phương, chị Nguyễn Thị Chúc đã mang đến công việc ổn định, thu nhập tốt cho bà con nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông thôn mới tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.