Con dị ứng nặng với đạm sữa bò, mẹ cố gắng biến tấu thực đơn đủ dinh dưỡng

Thảo Hương
11/06/2023 - 08:07
Với những em bé bị dị ứng đạm sữa bò, việc chăm sóc con sẽ khó khăn và vất vả hơn nhiều.

Khi con bắt đầu lên 2 tuổi, chị Hạnh (sống tại Hà Nội) phát hiện bé bị dị ứng nặng với đạm sữa bò, một vài loại hạt ngũ cốc và một số hải sản. Ngay lập tức, bà mẹ trẻ tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng giúp con phát triển khi thiếu đi một số nguồn nguyên liệu quan trọng. 

Em bé bị dị ứng đạm sữa bò đồng nghĩa nói không với thịt bò, sữa bò, phô mai, tôm cua. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể biến tấu để con được tiếp xúc với các món ăn ngon khác. Để được như vậy, chị Hạnh đã tốn nhiều thời gian nghiên cứu, lên thực đơn cho con. 

Bên cạnh đó, em bé nhà chị Hạnh được trao quyền chủ động trong ăn uống, tự giác, lịch sự và biết quý trọng thức ăn. Được mẹ làm cho thực đơn đầy màu sắc, bé lúc nào cũng hào hứng và mê các món ăn mẹ nấu. Điều này cũng trở thành động lực cho bà mẹ trẻ thay đổi món ăn mỗi ngày. 

Dưới đây là một số gợi ý về các thực đơn cũng như cách chăm sóc em bé cbị dị ứng đạm sữa bò của bà mẹ trẻ, hy vọng sẽ phần nào giúp đỡ các mẹ trong quá trình nấu ăn và chăm sóc bé. 

Dị ứng đạm sữa bò là gì?

Dị ứng đạm sữa bò là phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ với thành phần đạm trong sữa bò và những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Dị ứng đạm sữa bò có tỷ lệ mắc phải cao nhất trong các loại dị ứng thức ăn mà trẻ nhỏ hay gặp phải.

Dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa và tình trạng này hầu hết sẽ chấm dứt trước khi trẻ lên 3 tuổi. Dù vậy, khi chứng kiến con bị đau, nổi mẩn thì mẹ nào cũng rất lo lắng. Và nếu không được chăm sóc cẩn thận thì con rất dễ bị nặng hơn, gây nguy hiểm cho bé.

Dấu hiệu dị ứng đạm bò

Tình trạng dị ứng đạm sữa bò có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau với mức độ từ nhẹ đến nặng tùy từng mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ. Triệu chứng thường thấy nhất là những triệu chứng hô hấp, triệu chứng trên da và của hệ tiêu hóa và đa phần xuất hiện sau khoảng 2 - 48h sau khi uống sữa bò.

Những triệu chứng này xuất hiện khá sớm sau khi trẻ uống sữa bò, bao gồm:

- Khó thở.

- Sưng môi, mặt và lưỡi.

- Chàm trên da là một dạng dị ứng gây viêm da dị ứng.

- Da phát ban, nổi mề đay, ngứa, nổi mẩn đỏ.

- Nôn mửa sau khi trẻ bú sữa.

- Có dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy.

Các thực phẩm cần tránh khi con bị dị ứng đạm sữa bò

- Thịt bò và các chế phẩm từ sữa bò: các loại bánh ăn vặt, sữa chua, sữa tươi, phô mai, bánh đọc thành phần có sữa đều tuyệt đối không ăn.

- Dầu ăn nên ăn dầu gạo, không ăn các dầu từ hạt đậu nành.

- Trái cây gây mủ loang như cam, quýt... không nên ăn.

- Không nên ăn các loại nước mắm, nước tương.

- Các loại hạt, đậu, có tính nóng (hạt điều, đậu phộng, đậu hà lan, đậu nành,…) cũng không nên có trong thực đơn hàng ngày.

Nhận biết con dị ứng loại nào

Nếu muốn biết chắc chắn con mình dị ứng thành phần nào, mẹ có thể đưa bé đi làm xét nghiệm 60 dị nguyên. Tuy nhiên bác sĩ thường khuyên là dưới 1 tuổi làm kết quả cũng không chuẩn xác lắm chỉ mang tính chất tham khảo.

Khi các con dị ứng, cách tốt nhất là bú sữa mẹ và mẹ ăn kiêng. Sữa thủy phân thực sự rất khó uống, nó không chỉ hôi còn đắng nữa.

Chăm sóc con bị dị ứng thế nào?

- Chìa khóa của dị ứng là hãy dưỡng ẩm thật kĩ và thường xuyên cho con, giúp bảo vệ da con đỡ khô và thuyên giảm ngứa.

- Không nên tắm nước lá các loại, rửa lá không sạch hoặc lá chứa thuốc trừ sâu rất nguy hại.

- Nên mua các loại sữa tắm không có bọt, sữa tắm dành cho em bé dị ứng.

- Không bôi các loại thuốc quảng cáo trị bách bệnh trên mạng lan truyền. Nhiều loại thuốc còn gây hại cho con.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm