Dấu hiệu cho thấy khoai tây có thể chứa độc

Đậu Đậu
30/03/2023 - 00:59
Dấu hiệu cho thấy khoai tây có thể chứa độc

Trong các loại rau, củ mà con người sử dụng thì gần như chỉ có khoai tây mọc mầm là chứa độc.

Nhiều người cho rằng "Củ khoai tây mọc mầm có thể gây độc", liệu điều đó có đúng là sự thật hay không? Cùng nghe PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh giải đáp.

Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng ở nước ta. Khoai tây được trồng rộng rãi ở Việt Nam, do đó giá cả của nó khá phải chăng và dễ dàng để mua ở bất kỳ cửa hàng nào. Nó có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau từ món chiên, nướng, lẩu đến món hầm, món canh...

Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong khoai tây có chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Thậm chí, một củ khoai tây nướng cỡ to sẽ chứa gấp 3 lần lượng sắt so với 84g thịt gà. Đặc biệt, thành phần vitamin C cao có sẵn trong khoai hỗ trợ tăng cường hấp thu sắt hiệu quả.

1383780369940.jpeg

Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong khoai tây có chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Chính vì ngon, giàu dinh dưỡng, có thể ăn thay thế cơm mà khoai tây trở thành lương thực thiết yếu trong nhiều gia đình. Thường được tích trữ số lượng lớn để khi cần có thể mang ra dùng. Bảo quản quá lâu, trong môi trường ẩm thấp chính là lý do khiến khoai tây dễ bị nảy mầm. 

Nhiều người cho rằng "Củ khoai tây mọc mầm có thể gây độc", liệu điều đó có đúng là sự thật hay không? Cùng nghe PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh giải đáp.

Chớ dại ăn khoai tây mọc mầm

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho hay, khoai tây mọc mầm là thực phẩm không nên ăn. Trong các loại rau, củ mà con người sử dụng thì gần như chỉ có khoai tây mọc mầm là chứa độc.

Trong khoai tây mọc mầm có chứa chất solanin, đây là độc tố chủ yếu xuất hiện ở chân mầm và lớp vỏ xanh bên ngoài. Solanin là một dạng chất kháng sinh của thực vật với lượng chất độc acid cyanic lớn. Nếu ăn khoai tây mọc mầm khi bị trúng độc, người bệnh sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, sốc, thậm chí là co giật, hôn mê, suy hô hấp, tử vong.

Cục An toàn thực phẩm cho biết, chất solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2-0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể. Tốt nhất không nên ăn những củ khoai tây đã mọc mầm. Trong trường hợp khoai tây chỉ mới nảy 1-2 mầm nhỏ, thì phải bỏ hết mầm, khoét bỏ hết chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ để loại bỏ hết chất solanin rồi mới được nấu ăn. Khi chọn mua khoai tây, mọi người nên mua những củ khoai tây cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn, vỏ trơn nhẵn, có màu vàng vì đây là những củ khoai tây thơm ngọt hơn cả.

Những lưu ý quan trọng khi ăn củ khoai tây

Trong Đông y Việt Nam, khoai tây từ lâu đã được công nhận về tác dụng trị bệnh. Củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, kiệt tỳ, tiêu viêm, chữa khó tiêu, đau bụng, viêm loét dạ dày... 

- Khoai tây không nên nấu chung với cà chua, nhất là cà chua xanh vì đây là những thực phẩm kỵ nhau, ăn vào có thể gây khó tiêu, hại dạ dày.

- Khoai tây có chỉ số đường huyết cao có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu, chính vì thế những người bị bệnh tiểu đường, người đang dùng thuốc hạ đường huyết thì không nên ăn quá nhiều khoai tây.

- Ăn nhiều khoai tây có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu… Bạn nên thận trọng xem mình có bị dị ứng với loại củ này hay không. 

- Bà bầu cần tránh ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng bà mẹ và thai nhi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm