Dịch Corona đang ảnh hưởng trực tiếp lên kinh tế Việt Nam

Hưng Long
05/02/2020 - 19:23
Dịch Corona đang ảnh hưởng trực tiếp lên kinh tế Việt Nam
Sáng nay, 5/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định trong phiên họp thường kỳ, không đặt vấn đề điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2020. Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân cho rằng quyết định này là hoàn toàn kịp thời và đúng đắn trước tình hình dịch Corona (nCoV) trong thời điểm hiện nay.

Thanh long, dưa hấu trước nguy cơ bị đổ bỏ

Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân nhìn nhận: Quay trở lại dịch bệnh Sars vào năm 2003 đã gây thiệt hại nặng đến nền kinh tế thế giới. Nay, dịch cúm nCoV cũng đang gây thiệt hại nặng cho nền kinh tế nhiều nước và đe dọa kinh tế toàn cầu.

Với Việt Nam, ảnh hưởng kinh tế từ dịch nCoV là rõ ràng. Nông sản, hàng hóa xuất của chúng ta theo con đường tiểu ngạch không Global Gap thì xuất khẩu sang Trung Quốc là chính. Hiện nay, Trung Quốc đang bị dịch cúm nên cửa khẩu quốc tế Tân Thanh bị tạm dừng xuất khẩu. Trái cây bị dồn ứ ở cửa khẩu chỉ cần một tuần sẽ bị hỏng.

Đầu tiên nhất, dưa hấu ở Long An đang trong mùa thu hoạch và bị tạm dừng, không xuất khẩu được. Tại Bình Thuận, thanh long ruột đỏ rơi vào tình trạng đổ cho bò ăn. Một ký thanh long chỉ có giá 3.000 – 4.000 đồng vẫn không có nơi tiêu thụ.

Ngoài dưa hấu và thanh long còn có mít cũng bị rơi vào tình trạng tương tự. Trước Tết nguyên đán 2 tháng, một ký mít giống Thái Lan giá từ 50.000 đến 60.000 đồng. Giá hiện tại chỉ vài ngàn đồng.

Dịch bệnh này tại Trung Quốc là yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh tế Việt Nam và cần phải có những kịch bản đối phó với khó khăn trước mắt.

Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân

Tiến sĩ Nhân nói, đó là những mặt hàng nông sản không thể bảo quản được lâu ngày, còn với mặt hàng cà phê và tiêu không là ngoại lệ. Các mặt hàng nông sản xuất qua đường tiểu ngạch đang bị tê liệt. Dịch cúm không chỉ riêng ở Trung Quốc mà đã lan ra toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới.

Người dân cần được tạo các điều kiện đối với thuế xuất khẩu và nhiều thuế khác. Nông dân cần được miễn hoặc giảm thuế cho phù hợp với nền kinh tế trong thời gian nào đó trước đại dịch cúm nCoV. Từ đó, người nông dân mới có cơ hội để vượt qua được khó khăn và tiếp tục phát triển.

Dịch Corona đang ảnh hưởng trực tiếp lên kinh tế Việt Nam - Ảnh 2.

Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân.

Tác động đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân lập luận, dịch cúm không những liên quan trực tiếp đến nông sản mà còn liên quan đến ngành thủy hải sản và chăn nuôi. Trong đợt dịch này, các nhà xuất khẩu rất cân nhắc để xuất hàng sang những quốc gia Châu Âu. Các nhà nhập khẩu đưa ra tiêu chí kiểm tra rất ngặt nghèo. Những rào cản trong cơn đại dịch tạo khó khăn cho các cơ sở chăn – nuôi và chế biến.

Người nông dân không những đối phó với dịch cúm nCoV mà còn đang chuẩn bị đương đầu với dịch cúm H1N1 đang có nguy cơ bùng phát. Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông, dịch cúm đã xuất hiện tại Đài Loan khiến 61 người mắc bệnh và 13 người đã tử vong. Ở Việt Nam, đợt dịch tả heo Châu Phi đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ chăn nuôi.

Theo tiến sĩ Nhân, nếu các quốc gia không có sự kiểm soát chặt chẽ người dân đến từ vùng dịch để nhập cảnh vào Việt Nam thì sự lây lan sẽ biến thành đại dịch. Điều đó cho thấy, nếu không kiểm soát được dịch cúm nCoV này cần phải cân nhắc phòng và chữa bệnh nhiều hơn.

Nền kinh tế của một quốc gia như cỗ máy vận hành xoay trục như một mắc xích chặt chẽ với nhau. Nếu một trong các mắc xích bị đứt hoặc hỏng hóc sẽ kéo theo sự trì trệ của nền kinh tế. Tệ hơn nữa là làm cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.

Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân dẫn chứng, trong một diễn biến có liên quan, sáng 05/02, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định trong phiên họp thường kỳ tháng 01/2020 và nhấn mạnh, không đặt vấn đề điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2020. Thủ tướng nêu rõ việc đã thành lập các đội phản ứng nhanh để chống dịch nCoV thì cũng phải phản ứng nhanh về kinh tế, tài chính, sản xuất để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm