pnvnonline@phunuvietnam.vn
Hậu Covid ở trẻ em kéo dài bao lâu? Cần làm gì để khắc phục?
1. Hậu Covid (Covid kéo dài, Long-Covid) là gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì hậu Covid được hiểu là tình trạng bao gồm những triệu chứng hậu nhiễm Covid-19 bao gồm thể chất và tinh thần. Những triệu chứng này có thể kéo dài từ vài tuần tới vài tháng thậm chí là cả năm.
Hay nói cách khác, hậu Covid là tình trạng mà mọi người gặp phải các triệu chứng Covid-19 lâu hơn bình thường sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hiện tại, các nhà khoa học đang thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu hơn để giải thích về tình trạng này cũng như có các giải pháp khắc phục chứng hậu Covid ở cả người lớn và trẻ em.
Theo thống kê, ước tính có khoảng hơn 200 triệu chứng hậu Covid có thể xảy ra, tùy từng người và tùy từng thể trạng khác nhau và biểu hiện có thể gặp phải sau khi khỏi bệnh khác nhau. Có thể kể đến như tình trạng sương mù não, mệt mỏi, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, đau cơ, đau khớp, tê bì, kiến bò, hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C).
2. Hậu Covid có thể xảy ra ở nhóm trẻ nào?
Như đã nói, hậu Covid có thể xảy ra ở bất cứ nhóm trẻ nào nhiễm Covid-19, bao gồm cả trẻ mắc Covid-19 mà không có triệu chứng. Những triệu chứng này có thể hình thành từ những ngày đầu tiên sau khi trẻ nhiễm bệnh và kéo dài cho tới các giai đoạn sau.
Các giai đoạn khi nhiễm Covid-19 ở trẻ có thể bao gồm:
Giai đoạn khởi phát (ngày 1 - 5)
- Sốt thường cao như sốt virus (38 - 39 độ C)
- Mệt mỏi, đau cơ khớp, đau đầu (trẻ lớn)
- Nhiều trường hợp trẻ biểu hiện chán ăn, ăn kém, bỏ bú là dấu hiệu nhận biết chính với trẻ đang bú
- Ho khan hoặc có đờm, đau họng, nghẹt hoặc sổ mũi, chảy nước mũi, mất vị giác, khứu giác, họng đỏ xung huyết
- Có thể buồn nôn và tiêu chảy; xung huyết giác mạc, phát ban, da hồng ấm, giãn mạch.
Giai đoạn chuyển biến nặng (5 - 8 ngày)
- Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, dùng thuốc hạ sốt nhưng không hạ.
- Đo SpO2 <96%
- Trẻ nhỏ không thể đo thì mẹ kiểm tra môi trẻ hồng không, tay chân ấm không, con bú dài hơi hay phải thở
- Biểu hiện khó thở: thở nhanh (trẻ nhỏ hơn 2 tháng: nhịp thở > 60 lần/phút; 2 - 11 tháng: nhịp thở > 50 lần/phút; 1 - 5 tuổi: nhịp thở > 40 lần/phút; lớn hơn 5 tuổi: nhịp thở > 30 lần/phút), co rút cơ gian sườn, môi tím, chân tay lạnh
- Trẻ bỏ ăn, chán ăn, bú kém
- Trẻ buồn nôn, nôn nhiều, đi ngoài > 3 lần một ngày, phân lỏng hoặc tóe nước
- Trẻ dị ứng với các thuốc điều trị triệu chứng COVID-19.
Giai đoạn phục hồi (ngày 7 - 10):
- Trẻ hết sốt, ăn ngon, chơi tốt và ngủ ngon
- Nếu không có triệu chứng ngày thứ 9 trẻ sẽ xét nghiệm test nhanh hoặc RT-PCR
- Nếu có triệu chứng ngày thứ 13 trẻ sẽ xét nghiệm test nhanh hoặc RT-PCR.
3. Hậu Covid ở trẻ em kéo dài bao lâu?
Theo các chuyên gia, các triệu chứng của hội chứng hậu COVID-19 ở mỗi trẻ khác nhau và có thể kéo dài đến 120 ngày hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng sức khỏe.
Làm cách nào để nhận biết trẻ đang bị Covid kéo dài?
Theo các bác sĩ Nhi khoa tại Yale Medicine thì với Covid kéo dài, nhiều trẻ sẽ cảm thấy mình phải vật lộn để theo kịp các bài tập ở trường hoặc không thể chơi thể thao bình thường như các trẻ khác. Một vài trẻ khác thì có thể không ngủ được hoặc đi lại khó khăn hay các cơn đau nhức cơ thể, chóng mặt,...
3.1. Mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những hệ quả lớn của Covid-19 đối với người nhiễm, cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải. Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm kiếm các bằng chứng cho thấy trẻ em có thể sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi phải chống chọi với mệt mỏi, các cơn đau khớp, đau đầu hay nhức mỏi tay chân sau Covid-19.
Điều tồi tệ hơn là trong một số trường hợp thì tình trạng mệt mỏi này có thể kéo dài tới hơn 5 tháng sau khi phục hồi.
3.2. Rối loạn giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ kém có thể liên quan tới sự thiếu hụt về năng lượng ở trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 16 tuổi. Đó cũng có thể là một tác dụng phụ của việc hệ miễn dịch đã hoạt động như thế nào để chống lại sự nhiễm trùng cho Covid-19 gây ra.
3.3. Suy giảm cảm giác
Theo một phân tích thì trẻ nhỏ hoặc trẻ mới biết đi có thể gặp phải tình trạng suy giảm cảm giác. Cụ thể có liên quan tới các giác quan trọng như đau tai, thay đổi vị giác hay thị lực kém, xúc giác và khứu giác cũng có thể bị ảnh hưởng.
3.4. Tính khí thất thường
Trẻ bị Covid kéo dài có thể dễ cáu kỉnh hơn bình thường. Khoảng 10% trẻ em cho biết bị các vấn đề về trí nhớ, cảm thấy mệt mỏi thường xuyên hơn và khó tập trung. Nó cũng có thể làm suy giảm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2.5. Các vấn đề về đường tiêu hóa
Các triệu chứng tiêu hóa là một phàn nàn phổ biến được quan sát thấy ở trẻ em trong giai đoạn có triệu chứng của Covid-19. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau dạ dày cũng có thể tăng lên do hậu quả của nhiễm virus SARS-CoV-2.
2.6. Nhức đầu và chóng mặt
Nghiên cứu sơ bộ cũng chỉ ra rằng chóng mặt và một số vấn đề thần kinh khác cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ sau khi bị COVID tấn công. Đau đầu cấp tính, chóng mặt, mệt mỏi có thể là một triệu chứng chính cần được xem xét thêm.
2.7. Hội chứng viêm đa hệ cơ quan ở trẻ em (MIS-C)
Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nặng, có nguy cơ dẫn đến tử vong, thường xảy ra từ 2 đến 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, các cơ quan tiêu hóa... có thể bị tổn thương.
2.8. Các vấn đề về thần kinh
Giai đoạn nhiễm Covid-19 cấp tính có thể khiến trẻ gặp phải một số tổn thương về thần kinh. Mặc dù hiếm gặp nhưng trẻ có thể bị đột quỵ hoặc viêm não.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý tới các biểu hiện như hành vi, ngôn ngữ hoặc tính khí.
Nhìn chung, hiện tại chưa có đầy đủ các nghiên cứu để có thể kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra hậu Covid ở trẻ em là gì, bao lâu thì khỏi hoặc có phương pháp điều trị chung phù hợp với tất cả khi trẻ bị hậu Covid.
Thông thường, sau khi đánh giá đầy đủ, bệnh nhân được giới thiệu đến một hoặc nhiều bác sĩ chuyên khoa phụ có chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. COVID kéo dài có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và bộ phận khác nhau của cơ thể, vì vậy, ngoài các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trẻ em, nhóm có thể bao gồm bác sĩ tim mạch, bác sĩ thần kinh, bác sĩ xung huyết, bác sĩ thấp khớp, bác sĩ tâm lý và những người khác.
Nguồn dịch tham khảo:
1. Coronavirus in kids: Children at risk of long COVID, here are the symptoms to know
2. What Happens When Kids Get Long COVID?
3. Bài viết của bác sĩ Đào Trường Giang, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn