TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), 6 bệnh rất dễ bùng phát thành dịch, trong mùa hè, gồm các loại bệnh sau:
- Tay chân miệng: Đây là bệnh có nguy cơ mắc cao, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa. Nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 12.605 trường hợp mắc tay chân miệng.
- Tay chân miệng: Đây là bệnh có nguy cơ mắc cao, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa. Nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 12.605 trường hợp mắc tay chân miệng.
- Bệnh cúm thường: Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, với tốc độ lây lan nhanh. Trong các vụ dịch, có từ 30% đến 60% dân cư trong vùng có dịch bị mắc bệnh. Trong 4 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 286.761 trường hợp mắc, không có tử vong, giảm 11,4% so với cùng kỳ 2015 (323.521 ca mắc, 1 ca tử vong).
- Thủy đậu: Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 12.417 trường hợp mắc.
-Tiêu chảy: Theo thống kê, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 12.417 ca bệnh. Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng đường ruột do virus siêu vi hoặc ký sinh trùng gây ra. Bệnh thường là do ăn thức ăn hoặc uống nước đã bị nhiễm khuẩn.
- Viêm não virus: 4 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 152 trường hợp mắc, 2 ca tử vong.
- Sốt xuất huyết: Bệnh thường tập trung tại miền Nam và miền Trung. Thời điểm này bệnh đang vào mùa cao điểm, chỉ tính riêng tại TPHCM có gần 10.000 ca mắc bệnh.
Các bác sĩ khám bệnh cho trẻ |
Để phòng, chống dịch bệnh, ông Bắc khuyến cáo người dân:
- Ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phầm, uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, tăng cường ăn trái cây để đảm bảo đủ vitamine, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày với nước muối.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Thu gom chất thải của trẻ, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, hốc nước, bẹ lá…
- Đưa trẻ đi tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch.
- Khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm, gia đình cần đưa đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.