Hội thảo do Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức, nhãn hàng Dutch Lady-Công ty FrieslandCampina Việt nam tài trợ. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, theo khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á (SEANUTS), có đến 50% trẻ em Việt Nam có khẩu phần ăn không đủ các vi chất dinh dưỡng gồm vitamin A, B1, C, D và sắt để phát triển tối ưu về trí não và chiều cao.
Cụ thể, trong số 2.880 trẻ tham gia khảo sát, có đến 77% trẻ thành thị có khẩu phần ăn thiếu vitamin A, con số này ở nông thôn là 90%. Cùng đó, có 44% trẻ thành thị và 69% trẻ nông thôn có khẩu phần ăn thiếu vitamin B1; bữa ăn của 51% trẻ thành thị và 64% trẻ nông thôn có khẩu phần ăn thiếu vitamin C; nghiêm trọng hơn là có đến 88% trẻ thành thị và 94% trẻ ở nông thôn có khẩu phần sắt không đáp ứng đủ nhu cầu. Khảo sát này cũng cho thấy, phần lớn trẻ em Việt Nam chỉ uống từ 80-140ml sữa/ ngày.
Cụ thể, trong số 2.880 trẻ tham gia khảo sát, có đến 77% trẻ thành thị có khẩu phần ăn thiếu vitamin A, con số này ở nông thôn là 90%. Cùng đó, có 44% trẻ thành thị và 69% trẻ nông thôn có khẩu phần ăn thiếu vitamin B1; bữa ăn của 51% trẻ thành thị và 64% trẻ nông thôn có khẩu phần ăn thiếu vitamin C; nghiêm trọng hơn là có đến 88% trẻ thành thị và 94% trẻ ở nông thôn có khẩu phần sắt không đáp ứng đủ nhu cầu. Khảo sát này cũng cho thấy, phần lớn trẻ em Việt Nam chỉ uống từ 80-140ml sữa/ ngày.
Lười ăn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thiếu hụt dinh dưỡng |
Theo TS Lâm, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến những hậu quả đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cụ thể, quá trình phát triển trí não của trẻ từ những năm tháng đầu đời có thể bị ảnh hưởng nếu thiếu vi chất dinh dưỡng. Điều này khiến làm trẻ kém tập trung, tiếp thu chậm hơn và học tập không hiệu quả trong những năm sau này.
Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ chậm đạt được các mốc phát triển về vận động, có thể kém linh hoạt hơn và thậm chí lười vận động hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Đặc biệt, thiếu vi chất dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng nên trẻ rất dễ mắc các bệnh theo mùa, nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy.
TS Nguyễn Thị lâm cho rằng, nguyên nhân của thực trạng trên là do bữa ăn của trẻ học đường ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng. Trong đó, một phần là bữa ăn của trẻ chưa đa dạng thực phẩm, mức tiêu thụ sữa hàng ngày còn hạn chế, một phần do cách chế biến thức ăn chưa hợp lý làm hao hụt dưỡng chất, hoặc do khả năng hấp thu của trẻ kém, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao… khiến trẻ không có đủ dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng trưởng.
Để hạn chế trẻ thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ, cha mẹ cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho con. Theo đó, nên cho trẻ sử dụng đa dạng thực phẩm, khuyến kích trẻ vận động thể lực ít nhất 1 giờ mỗi ngày...