Công trình đột phá này “có thể mở đường cho việc tạo ra loại thuốc kháng sinh cấp độ mới trong 30 năm tới”, đại diện trường đại học này cho biết.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ), chỉ tính riêng tại Mỹ đã có tới 2 triệu người bị nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh và có ít nhất 23.000 ca tử vong vì nhiễm khuẩn hằng năm.
Năm 2015, các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên phát hiện ra Teixobactin trong đất, nhưng dạng tự nhiên của kháng sinh này không thể sử dụng trên con người.
Trong bối cảnh đó, những kết quả mới này là “bằng chứng đầu tiên cho thấy dạng thức đơn giản của Teixobactin thể thực có thể dùng để điều trị các ca nhiễm khuẩn và là nền tảng để tạo ra loại thuốc kháng sinh mới”, đại diện nhóm nghiên cứu tại Đại học Lincoln cho biết.
Trong bối cảnh đó, những kết quả mới này là “bằng chứng đầu tiên cho thấy dạng thức đơn giản của Teixobactin thể thực có thể dùng để điều trị các ca nhiễm khuẩn và là nền tảng để tạo ra loại thuốc kháng sinh mới”, đại diện nhóm nghiên cứu tại Đại học Lincoln cho biết.
“Chuyển đổi thành công của phiên bản tổng hợp đơn giản trong ống nghiệm sang chữa khỏi những ca bệnh thực tế là một bước nhảy vọt trong quá trình phát triển loại kháng sinh mới và đưa chúng ta gần hơn tới việc hiện thức hóa tiềm năng trị liệu của Teixobactin”, Ishwar Singh, chuyên gia nghiên cứu và phát triển thuốc mới thuộc Đại học Lincoln, nói.
Tuy nhiên, ôngI shwar Singh cũng cảnh báo rằng “vẫn còn rất nhiều việc phải làm” và họ “cần thêm khoảng 6 – 10 năm để phát triển thành công loại thuốc mà bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân”.
Tuy nhiên, ôngI shwar Singh cũng cảnh báo rằng “vẫn còn rất nhiều việc phải làm” và họ “cần thêm khoảng 6 – 10 năm để phát triển thành công loại thuốc mà bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân”.