Kiểm soát thông tin xấu, độc, phản cảm trên mạng xã hội như thế nào?

18/06/2018 - 19:15
Vấn đề kiểm soát thông tin xấu, độc, phản cảm trên mạng xã hội là trách nhiệm chung của toàn xã hội, do Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm chính.

Hiện nay các thế lực thù đich, phản động đang triệt để sử dụng không gian mạng để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng. Chúng triệt để sử dụng các trang web, blog, trang mạng xã hội đăng tải các bài viết, hình ảnh, clip với nội dung xuyên tạc tình hình chính trị trong nước, nói xấu chế độ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phản bác chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, dân tộc, gây chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền, với Đảng, giảm sút niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi dụng các sự kiện chính trị trong nước và các vụ việc phức tạp để kêu gọi tụ tập đông người, kích động người dân xuống đường tuần hành, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự, gây bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân.

 

Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, các đối tượng đã sử dụng gần 3.000 trang mạng, với hàng trăm nghìn lượt bài viết chống Đảng, Nhà nước. Số lượng tin bài có nội dung xấu, phản động tăng đột biến trong thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.

thong-tin-xau-doc.jpg
Ảnh minh họa

 

Việc quy định các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam phải thiết lập cơ chế xác thực thông tin là phù hợp với lộ trình chung đối với các biện pháp quản lý dân cư khi tiến tới bỏ quản lý dân cư bằng hộ khẩu. Đây là biện pháp mà nhiều quốc gia đã áp dụng và cần thiết đối với nước ta. Ví dụ:

- Đối với dữ liệu chứng minh nhân dân hay passport (hộ chiếu): khi lộ số chứng minh thư nhân dân, kẻ xấu có thể lợi dụng để mua hóa đơn trực tuyến, thay đổi thông tin tài khoản số (tài khoản điện tử, tài chính), đặt phòng khách sạn hoặc các dịch vụ đặt mua đồ khác.

- Đối với dữ liệu là số sổ bảo hiểm: kẻ xấu có thể tra cứu thống tin về tiền lương, quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Qua đó biết rõ các thông tin về lý lịch, nhân thân, địa chỉ và phương thức liên hệ. Có rất nhiều việc có thể bị kẻ xấu lợi dụng các thông tin thu được để thực hiện hành vi phạm tội.

- Dữ liệu về thu thập tài chính: mức độ thu nhập tài chính liên quan trực tiếp tới các rắc rối về an ninh, phiền toái về tâm lý khi mức thu nhập tài chính bị lộ. Kẻ xấu có thể phân tích mức thu nhập để quảng cáo, gửi thông tin, gọi điện tư vấn, hiển thị các dịch vụ tương ứng với mức thu nhập.

Trình tự, thủ tục của các biện pháp bảo vệ an ninh mạng được quy định chặt chẽ bằng văn bản quy phạm pháp luật, không thể bị lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, hoặc kiểm soát người dùng, kiểm soát quyền riêng tư.

Việc thực hiện quy định xác thực thông tin tài khoản số như thế nào sẽ có văn bản cụ thể của Chính phủ quy định và có lộ trình triển khai cho phù hợp với thực tế

Dưới góc độ an ninh, Luật An ninh mạng có đề cập tới các biện pháp xử lý thông tin có nội dung chống Đảng, Nhà nước, làm nhục, vu khống trên không gian mạng. Đây là nội dung liên quan trực tiếp tới an ninh quốc gia đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự quy định về hình phạt và tội phạm, còn Luật An ninh mạng chỉ quy định các biện pháp phòng ngừa, xử lý đối với các hoạt động trên không gian mạng.

Hiện nay, các thông tin xấu, độc, phản cảm chủ yếu tồn tại trên các trang mạng xã hội nước ngoài nhưng các trang mạng này hầu như không bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật Việt Nam, dẫn tới tình trạng khó theo dõi, xử lý, điều tra các hành vi vi phạm. Thực trạng này xuất phát từ 3 bất cập chính:

- Một là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước viễn thông, internet và thông tin trên mạng còn bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thực tế. Trong đó phải kể đến pháp luật về an ninh mạng, quản lý thuê, báo chí và an toàn thông tin mạng.

- Hai là, hạn chế về giải pháp công nghệ, đầu tư phương án kỹ thuật để ngăn chặn hiệu quả các thông tin xấu độc.

- Ba là, sự bất hợp tác hoặc thiếu thiện chí của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet nước ngoài khi cung cấp thông tin qua biên giới vào Việt Nam.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm