Theo nhiều chuyên gia, nếu như trước đây, du lịch châu Á phát triển theo mô hình 4S (Sea: biển - Sun: mặt trời, tắm nắng - Shop: cửa hàng mua sắm - Sand: bãi cát) thì thời gian gần đây đã chuyển hướng thêm chữ M (Medical) và H (Healthcare).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), lợi nhuận gộp toàn cầu từ du lịch y tế ước tính khoảng 60 tỉ USD/năm. Ở riêng khu vực Đông Á và Đông Nam Á, mức tăng trưởng của ngành này hàng năm vào khoảng 20-30%, mạnh nhất là Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc và gần đây thêm Malaysia, Philippines. Lượng khách du lịch y tế ở mỗi quốc gia trong số các nước nói trên mỗi năm là hàng triệu lượt người.
Trong đó, lượng khách đến từ Việt Nam cũng chiếm con số không hề nhỏ - khoảng 50.000 người với tổng chi phí lên đến khoảng 2 tỉ USD/năm.
Tại Việt Nam, các động thái nhằm vực dậy hoạt động du lịch y tế chỉ mới được bắt đầu và nơi đang có những động thái mạnh mẽ nhất là TPHCM. Thống kê cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2017 có 2,8 triệu lượt khách quốc tế đến thành phố này, trong đó chiếm 30-40% là khách du lịch kết hợp khám chữa bệnh.
Không chỉ dành riêng cho khách quốc tế, mà dịch vụ du lịch y tế tại TPHCM cũng được cung cấp cho khách trong nước, với các dịch vụ được coi là thế mạnh: Các loại phẫu thuật bao gồm cả thủ thuật thẩm mỹ và nha khoa, điều trị chỉnh hình, chữa hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và kỹ thuật châm cứu với giá dịch vụ rẻ hơn 70% so với các nước khác.
Một thế mạnh khác cũng đang được đầu tư là khám chữa bệnh y học dân tộc cổ truyền với lợi thế lớn là nguồn dược liệu thiên nhiên đa dạng, phong phú.
Một thế mạnh khác cũng đang được đầu tư là khám chữa bệnh y học dân tộc cổ truyền với lợi thế lớn là nguồn dược liệu thiên nhiên đa dạng, phong phú.
Hiện nhiều công ty du lịch trong nước đang cung cấp các gói dịch vụ du lịch y tế trong và ngoài nước. Theo tư vấn của một số công ty, mỗi quốc gia ngoài những danh lam thắng cảnh, các địa chỉ vui chơi, mua sắm nổi tiếng, còn có những thế mạnh riêng trong lĩnh vực y tế.
Ví dụ, Singapore hay Malaysia có nhiều cơ sở điều trị ung thư và bệnh lý về tim mạch khá hiệu quả; Thái Lan mạnh về các vấn đề sản khoa và phẫu thuật chuyển giới; Hàn Quốc được coi là “cường quốc” về phẫu thuật thẩm mỹ…
Còn Việt Nam thì mặc dù dịch vụ này còn khá “non trẻ”, song cũng đã định hình được những thế mạnh như đã kể trên. Giá dịch vụ đối với người Việt có thể chỉ bằng khoảng 30% so với chi phí du lịch y tế ở nước ngoài.Để sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả và tiết kiệm, khách hàng cần xác định rõ những vấn đề y tế mà mình cần giải quyết, bên cạnh đó là nhu cầu khám phá, tìm hiểu cũng như các điều kiện về ăn ở, tiện ích các hình thức hỗ trợ ở điểm đến (vì đây là dịch vụ tích hợp giữa du lịch và y tế, có thể phục vụ cho cả cá nhân và gia đình). Chỉ nên lựa chọn những điểm đến đáp ứng tốt cả 3 yếu tố trên.
Hiện một số quốc gia đã có các cổng thông tin điện tử về dịch vụ du lịch y tế bằng tiếng Việt nên việc tìm hiểu là khá dễ dàng. Sau đó, cần tham khảo kỹ về chất lượng dịch vụ của một số nhà cung cấp dịch vụ, so sánh giá giữa các công ty để lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân và gia đình.
Hiện một số quốc gia đã có các cổng thông tin điện tử về dịch vụ du lịch y tế bằng tiếng Việt nên việc tìm hiểu là khá dễ dàng. Sau đó, cần tham khảo kỹ về chất lượng dịch vụ của một số nhà cung cấp dịch vụ, so sánh giá giữa các công ty để lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân và gia đình.
Hiện cũng đã có một số nước đặt văn phòng tại Việt Nam, có thể trực tiếp đưa khách hàng Việt Nam sang du lịch kết hợp khám chữa bệnh mà không cần phải qua các hãng lữ hành. Nếu đi qua những “đường dây” này thì khách hàng có thể tiết giảm một phần chi phí và các dịch vụ hỗ trợ cũng có thể “chuẩn mực” hơn.
Còn với dịch vụ du lịch y tế trong nước thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với một số cơ sở y tế đạt chuẩn tham gia dịch vụ này, không nhất thiết phải qua dịch vụ lữ hành.
Còn với dịch vụ du lịch y tế trong nước thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với một số cơ sở y tế đạt chuẩn tham gia dịch vụ này, không nhất thiết phải qua dịch vụ lữ hành.