Theo văn bản của Bộ Xây dựng hôm 15/3, nếu không thể kéo dài thời hạn giải ngân gói tín dụng này thì Bộ kiến nghị để những người đã được cam kết cho vay mua nhà ở xã hội được tiếp tục vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất.
Ngày 12/3, Hiệp hội bất động sản cũng đã gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho giải ngân hết gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng mà không ấn định thời hạn.
Lý do mà Bộ Xây dựng cũng như Hiệp hội đưa ra là do chấm dứt giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, những người đang sử dụng gói tin dụng này để mua nhà nhưng chưa giải ngân xong sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi lãi suất thương mại trên dưới 10%/năm.
Sau ba năm triển khai, gói hỗ trợ đã tạo ra những hiệu ứng tích cực đối với thị trường bất động sản, lượng giao dịch ngày càng tăng, đặc biệt đối với phân khúc nhà ở có quy mô nhỏ, trung bình, giá thấp. Đến tháng 3, tổng số tiền đã ký hợp đồng cam kết cho vay đạt trên 29.500 tỷ đồng, đã giải ngân trên 20.300 tỷ đồng.
Lý do mà Bộ Xây dựng cũng như Hiệp hội đưa ra là do chấm dứt giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, những người đang sử dụng gói tin dụng này để mua nhà nhưng chưa giải ngân xong sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi lãi suất thương mại trên dưới 10%/năm.
Gói 30.000 tỷ mua nhà được kiến nghị kéo dài thời hạn. Ảnh: Internet |
Trước đó, trong văn bản chỉ đạo liên quan đến gói 30.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm tra, rà soát việc cho vay, giải ngân đối với khách hàng, đồng thời nghiêm cấm các hành vi lách luật, trục lợi chính sách trước thời điểm gói hỗ trợ này kết thúc (ngày 1/6). Chậm nhất đến ngày 17/3, các ngân hàng thương mại phải báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát, kể cả các vi phạm, tồn tại về Ngân hàng Nhà nước.
Thông tin này khiến cho khách hàng đã ký hợp đồng vay vốn nhưng chưa được giải ngân hết lo ngại sẽ phải trả lãi cao.