Nghị lực phi thường của bà mẹ đơn thân mất tứ chi

Vừa điều hành công việc kinh doanh riêng, vừa là một bà mẹ đơn thân với đứa con 4 tuổi, Corinne Hutton đã không có thời gian để lo cho bản thân. Bởi vậy, khi cô bị một cơn ho dai dẳng cách đây 6 năm, Corine chỉ sử dụng kẹo ngậm ho và hi vọng sẽ dứt bệnh. Nhưng cô không ngờ rằng cuộc đời của mình đã thay đổi hoàn toàn từ những viên kẹo đó.

"Đó là vào tháng 6/2013, tôi đến bác sĩ gia đình sau khi ho hai tuần. Tôi được chẩn đoán bị nhiễm khuẩn nặng và được kê đơn thuốc kháng sinh. Nhưng những ngày sau đó, các cơn ho không giảm bớt. Tôi bắt đầu ho ra máu, cảm thấy đầu choáng váng và nóng. Mẹ và bạn tôi khăng khăng nói tôi cần đến bệnh viện."

Nghị lực phi thường của bà mẹ đơn thân mất tứ chi - Ảnh 1.

Bà mẹ trẻ Corinne bất ngờ khi biết, mình bị viêm phổi cấp tính, kết hợp với liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) đã biến thành nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng

Tại bệnh viện Hoàng gia Alexandra ở Paisley (Anh), bà mẹ trẻ bất ngờ khi biết, mình bị viêm phổi cấp tính, kết hợp với liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) vô hại thường sống trong cơ thể, đã biến thành nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng. Trong vòng một giờ, Corinne đã bất tỉnh - từng cơ quan trong cơ thể cô đang ngừng hoạt động.

"Tôi chỉ có 5% cơ hội sống sót và được đưa vào Sổ đăng ký hiến tạng." Trong khi cậu con trai của cô được gửi cho ông ngoại chăm sóc, bố mẹ Corinne, đã vội vã trở về từ kỳ nghỉ ở Devon. Anh trai cô cũng vội vã bắt chuyến bay từ Dubai trở về vì không biết liệu mình có kịp nói lời tạm biệt với em gái hay không.

Tuy nhiên, Corinne đã được cứu sống trong những nỗ lực cuối cùng của bác sĩ. Cô mất ý thức trong 6 tuần tiếp theo. "Tôi cảm thấy như mình là Wonder Woman vì tất cả các bác sĩ đều nói với tôi rằng tôi không nên sống. Tôi đã được chuyển trở lại bệnh viện ở Glasgow. Nhưng trong khi tôi vui mừng vì cơ thể tôi đã chiến đấu hết sức để giữ lại tim và phổi, thì tôi được biết chân và tay do thiếu oxy đã bị hoại tử. Bàn chân của tôi đã chuyển sang màu tím và bàn tay của tôi giống như những khối than củi rắn - giòn và không giống như thịt bình thường. Chúng đã chết. Bác sĩ nói rằng tôi phải cắt bỏ tay và chân sớm. Tôi thấy mình không còn giống Wonder Woman nữa. Tôi chỉ là người bình thường."

Nghị lực phi thường của bà mẹ đơn thân mất tứ chi - Ảnh 2.

Corinne đã trải qua 13 lần làm các thủ thuật y tế trong quá trình cắt bỏ cả hai tay và cả hai chân phía dưới đầu gối. "Tôi bị tàn phá và không biết phải trông chờ điều gì, tôi không biết liệu mình có thể tiếp tục chăm sóc con trai, nhưng tôi vẫn phải cố gắng vui vẻ với thằng bé. Và bạn buộc phải có óc hài hước khi bạn là người bị cắt cụt chi" - Corinne nói.

Đến tháng 9, Corinne khăng khăng xuất viện để đưa Rory đến lớp vào ngày đầu tiên, mặc dù phải ngồi xe lăn. "Có lẽ tôi không nên tự cho phép mình ra ngoài sớm nhưng tôi không thể bỏ lỡ dịp nhìn thấy thằng bé đi qua cổng trường. Đó là một ngày cực kỳ xúc động vì đó là ngôi trường cùng làng nơi tôi đã đi học khi còn nhỏ."

Phục hồi chức năng là một quá trình đau đớn 

"Đôi chân giả mới sáng bóng lúc đầu khiến tôi rất đau đớn và chỉ có thể được đeo trong vài phút mỗi ngày."

Điều đó nghĩa là, sử dụng khung Zimmer không có tay chống là một thách thức với Corine. Nhưng cô vẫn kiên trì vì cậu con trai Rory thường xuyên tạo động lực cho mẹ.

Nghị lực phi thường của bà mẹ đơn thân mất tứ chi - Ảnh 3.

Sau khi rời khỏi trung tâm trị liệu vật lý, lần đầu tiên Corine cảm thấy cô đơn kể từ khi phẫu thuật

"Chúng tôi quy định trong nhà, bất kể khi nào tôi nói ‘Mẹ không thể’, thì Rory sẽ là người lay tỉnh tôi, thúc giục tôi cố gắng. Nhưng ngay cả như vậy, tôi vẫn bị trầm cảm trong thời gian dài."

"Chúng tôi quy định trong nhà, bất kể khi nào tôi nói ‘Mẹ không thể’, thì Rory sẽ là người lay tỉnh tôi, thúc giục tôi cố gắng. Nhưng ngay cả như vậy, tôi vẫn bị trầm cảm trong thời gian dài. Tôi đã đi từ việc chỉ nghĩ về cuộc sống lệ thuộc tiếp theo, để rồi cuối cùng phải thừa nhận rằng đây là cuộc sống của tôi sau này. Sau khi rời khỏi trung tâm trị liệu vật lý, tôi cảm thấy cô đơn lần đầu tiên kể từ khi phẫu thuật. Gia đình và bạn bè của tôi đã và tiếp tục ở bên cạnh tôi, nhưng đó chỉ là sự hỗ trợ tâm lý thông thường. Tôi nghĩ mình cần gặp gỡ những người khác."

Đó là khi Corine quyết định bắt đầu lập nên tổ chức từ thiện Finding your feed. "Vâng, đó là một cái tên ngộ nghĩnh, nó khiến bạn phải cười hoặc khóc. Nếu bạn cười, người khác cảm thấy họ có thể cười, và việc trở thành người bị cắt cụt tứ chi là hoàn toàn bình thường. Rory thường giấu đôi chân giả của tôi đi, và dĩ nhiên, tôi sẽ phải đi tìm chúng!"

Sau 4 tháng phục hồi chức năng, Corinne đã đi bộ một dặm qua Glasgow trên đôi chân giả của mình để nâng cao nhận thức về tổ chức từ thiện.

Mục đích của cô là giảm sự cô lập xã hội mà nhiều người bị thương phải chịu đựng thông qua các hoạt động thể thao và hỗ trợ. Từ việc giúp đỡ 5 người đầu tiên vào năm 2013 cho đến nay, Finding your Feet đã giúp hơn 3.000 người ở mọi lứa tuổi trên cả nước.

Nghị lực phi thường của bà mẹ đơn thân mất tứ chi - Ảnh 5.

Từ việc giúp đỡ 5 người đầu tiên vào năm 2013 cho đến nay, Finding your Feet đã giúp hơn 3.000 người ở mọi lứa tuổi trên cả nước

Tổ chức từ thiện đã quyên góp được hơn 1,2 triệu bảng để tài trợ cho các câu lạc bộ và các hoạt động như bơi lội, Pilates, trượt tuyết, cũng như các nhóm hỗ trợ và tư vấn.

"Tại Finding your feet, chúng tôi quảng bá thực tế rằng sự khác biệt là bình thường, và tất cả chúng ta nên tự hào về việc chúng ta là ai. Tôi có thể thành thật nói rằng không có gì bổ ích hơn việc giúp đỡ những người bị mất tay chân khác- động viên họ ra khỏi nhà, thay vì ẩn mình ở một góc nào đó."   

Corinne đã vượt quá sự mong đợi của chính mình, chứng minh rằng việc trở thành một người bị cắt cụt các chi không hề khiến bạn bị thụt lùi.

Nghị lực phi thường của bà mẹ đơn thân mất tứ chi - Ảnh 6.

Năm 2015, cô trở thành người cắt cụt tứ chi nữ đầu tiên leo lên Ben Nevis, và năm 2017, cô là người đầu tiên hoàn thành cuộc thi ba môn phối hợp London, nhưng thừa nhận cô suýt chết đuối!

Năm 2014, cô được mời xuất hiện trên chương trình TED. Năm 2015, cô trở thành người cắt cụt tứ chi nữ đầu tiên leo lên Ben Nevis, và năm 2017, cô là người đầu tiên hoàn thành cuộc thi ba môn phối hợp London, nhưng thừa nhận cô suýt chết đuối!

Sau đó vào tháng 10/2018, Corinne đã quyên góp được hơn 30.000 bảng Anh khi trở thành người cắt cụt bốn chi đầu tiên leo lên ngọn núi cao nhất Châu Phi, Kilimanjaro, cùng với 10 người ủng hộ từ Finding your feet. Đó là thử thách lớn cuối cùng mà Corinne đảm nhận mà không cần dùng tay.

"Điều tốt nhất là tôi vẫn có thể nắm tay Rory. Tôi đã sống mà không có chân tay. Cuộc sống vẫn luôn tiếp diễn, và bạn vẫn có thể làm được mọi thứ. Tôi muốn người khác biết rằng họ có thể. Ngọn núi trong cuộc đời tôi là Kilimanjaro, nhưng ngọn núi của bạn có thể là bất cứ thứ gì đưa bạn ra khỏi nơi khiến bạn thoải mái. Tôi sẽ thúc giục người khác ra ngoài và chinh phục những ngọn núi đó."