Người phụ nữ 1 chân trở thành tay vợt cầu lông chuyên nghiệp

Kim Ngọc
05/11/2020 - 08:33
Người phụ nữ 1 chân trở thành tay vợt cầu lông chuyên nghiệp

Manasi Joshi trên sân đấu cầu lông. Ảnh: Linkedln

Manasi Joshi bị mất một chân trong vụ tai nạn giao thông, nhưng cô đã vượt lên số phận và tìm lại chính mình bởi những ghi nhận trên trường quốc tế với niềm đam mê cầu lông.

Năm 2011, khi đó Manasi Joshi 22 tuổi, vừa tốt nghiệp và mới bắt đầu công việc kỹ sư phần mềm tại thành phố Mumbai của Ấn Độ. Manasi Joshi đi làm bằng xe máy vì nhà cô chỉ cách nơi làm việc 7km.

Vào ngày thứ 6 định mệnh hôm ấy, khi Joshi đi chưa được 10 phút thì tai họa đã xảy ra. Trong lúc cô quay đầu xe dưới cầu vượt, một chiếc xe tải đi sai hướng đã tông và cán qua chân cô.

Joshi nói "Tôi vẫn còn tỉnh táo sau khi tai nạn xảy ra. Tôi cố gắng ngồi dậy và cởi mũ bảo hiểm ra. Lúc đó tôi biết vết thương của mình rất nghiêm trọng".

Hành trình vượt lên chính mình: Từ người phụ nữ bị mất 1 chân đến vận động viên cầu lông chuyên nghiệp - Ảnh 1.

Manasi Joshi, vận động viên cầu lông người Ấn Độ. Cô mất một chân vì tai nạn giao thông. Ảnh: AFP

Chân bị thương nặng của Joshi được các bác sĩ cắt bỏ và cô phải trải qua nhiều tháng phục hồi chức năng để tập đi lại. Nhưng tai nạn không thể làm tổn hại đến tinh thần của cô gái trẻ, Joshi quyết tâm vượt lên chính mình mình bằng việc tập trung vào môn thể thao yêu thích - cầu lông.

Joshi, hiện đã 31 tuổi, chia sẻ "Đó là một hành trình về việc học hỏi và chấp nhận những điều khác biệt. Luyện tập chăm chỉ với những thứ tưởng như vô cùng khó khăn nhưng giờ đã trở thành điều bình thường. Thật sự, tôi đã đi được một chặng đường dài."

3 tháng sau vụ tai nạn, Joshi phải sử dụng chân giả để di chuyển, tuy nhiên vẫn quay lại sân thể thao theo đuổi đam mê của mình.

Hành trình vượt lên chính mình: Từ người phụ nữ bị mất 1 chân đến vận động viên cầu lông chuyên nghiệp - Ảnh 2.

Manasi Joshi mang chân giả sau tai nạn giao thông. Ảnh BBC

"Tôi chơi nhiều môn thể thao như bóng đá, bóng rổ và thậm chí cả bóng chuyền. Và không chỉ là thể thao, tôi còn được tiếp xúc với âm nhạc, ca hát, nghệ thuật."

Cầu lông là một môn Joshi yêu thích nhất. Người huấn luyện viên đầu tiên của Joshi chính là cha cô. Khi cô mới 6 tuổi, ông đã dạy cô cách cầm vợt và giao cầu. Vì vậy, sau tai nạn, cô trở lại với môn thể thao này như một phần của quá trình phục hồi chức năng.


5 tháng sau khi mang chân giả, Joshi giành được huy chương vàng đầu tiên trong một giải đấu văn phòng với những người chơi có thể hình tốt.

"Tôi sử dụng trí óc của mình để có thể ghi điểm", cô nói. "Đó là một bước ngoặt sau chấn thương của tôi và chiến thắng này chắc chắn đã khiến tôi tự tin hơn".

Năm 2016 với sự khích lệ từ gia đình, cô tập luyện chăm chỉ hơn và sau đó dừng công việc kỹ sư phần mềm để toàn tâm chơi cầu lông.

Hai năm sau, cô gia nhập học viện của huấn luyện viên quốc gia Pullela Gopichand ở Hyderabad và trở thành thành viên của đội tuyển cầu lông quốc gia Ấn Độ.

Hành trình vượt lên chính mình: Từ người phụ nữ bị mất 1 chân đến vận động viên cầu lông chuyên nghiệp - Ảnh 3.

Manasi tập luyện ở Hyderabad tại học viện cầu lông Pullela Gopichand danh tiếng. Ảnh: BBC

Năm ngoái, Joshi đã giành HCV đơn tại giải vô địch cầu lông đôi thế giới, khiến năm 2019 trở thành năm quan trọng đối với các tay vợt cầu lông nữ của Ấn Độ khi PV Sindhu cũng trở thành nhà vô địch thế giới.

Tạp chí Time đã giới thiệu Joshi trên trang bìa của ấn bản châu Á tháng này với tư cách là một trong 8 người lãnh đạo của "thế hệ tiếp nối". Nhà sản xuất búp bê Barbie nổi tiếng của Mỹ đã kỷ niệm thành tích của Joshi nhân ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10 với một búp bê Barbie mô phỏng ngoại hình của cô.

Joshi chia sẻ "Tôi cảm thấy vinh dự khi đạt được những điều này. Tôi nghĩ điều này sẽ truyền cảm hứng cho mọi người và khiến họ tin rằng mọi thứ đều có thể xảy ra". Cô cũng nói rằng ngày càng có nhiều công nhận về thành tích của vận động viên ở mức độ khác nhau.

Một thách thức mới đang chờ đợi Joshi khi Paralympic bị trì hoãn ở bởi COVID-19 ở Nhật Bản vào năm tới với nội dung thi đấu cho đôi nam nữ vì sẽ không có vòng đánh đơn.

Hiện tại, cô tập luyện sáu ngày một tuần, đôi khi hai lần một ngày với mục tiêu tập trung vào việc tăng cường sức khỏe và khả năng chịu đựng.

Gia đình, đặc biệt là anh trai và cha luôn đồng hành cùng cô trên con đường đi đến thành công và vinh quang. Cô chia sẻ "Đây là những người đã cùng tôi nỗ lực để thay đổi số phận của cuộc đời tôi và đảm bảo rằng tôi luôn cống hiến toàn tâm toàn ý cho đam mê của mình".

Nguồn: AFP, BBC
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm