"Người tiêu dùng được coi là bên yếu thế, nên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tất yếu"

PV
13/03/2023 - 14:40
"Người tiêu dùng được coi là bên yếu thế, nên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tất yếu"

Doanh nghiệp và người tiêu dùng hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023. Ảnh minh họa

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam .

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc vào ngày 08/03/2023, dân số hiện tại của Việt Nam là 99.464.484 người. Chính vì vậy, người tiêu dùng là nguồn sống của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thành công hay thất bại là do người tiêu dùng quyết định. Thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đang là nhiệm vụ quan trọng hơn lúc nào hết đối với doanh nghiệp.

"Người tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, hệ thống pháp luật như Pháp lệnh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lần lượt ra đời.

Đặc biệt, ngày 22/1/2019, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 30 - CT/TW, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) được tổng kết, đánh giá; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được xây dụng, trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp tháng 5 tới. Có thể thấy, người tiêu dùng được coi là bên yếu thế, nên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tất yếu, qua đó cũng bảo vệ doanh nghiệp chân chính", ông Nguyễn Mạnh Hùng thông tin thêm.

"Người tiêu được coi là bên yếu thế, nên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tất yếu" - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

Từ năm 2016 đến nay, các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức thống nhất, với sự tham gia của gần 60 tỉnh/thành trên cả nước vào dịp tháng 3 hàng năm, mang lại giá trị kết nối và lan tỏa hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Chủ đề Ngày Quyền của người tiêu dùng năm 2023 là "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn" nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên môi trường trực tuyến. 

Đây cũng là lời kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để người tiêu dùng được thực hiện đầy đủ quyền được cung cấp thông tin, đảm bảo đưa ra các quyết định đúng và an toàn.

Doanh nghiệp vì người tiêu dùng

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và của doanh nghiệp, Hội Bảo vệ người tiêu dùng vừa tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023. Theo đó, việc bảo vệ quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng là quy định bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa kinh doanh, hướng đến người tiêu dùng, cộng đồng một cách chủ động, văn minh và hiệu quả hơn.

"Người tiêu được coi là bên yếu thế, nên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tất yếu" - Ảnh 3.

Đại diện doanh nghiệp và người tiêu dùng hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Bà Bùi Thị Mai Trân (đại diện doanh nghiệp) chia sẻ: chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, sự tham gia tích cực và hiệu quả của các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã mang lại giá trị kết nối và lan tỏa hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên khắp cả nước. Qua chương trình này, hy vọng rằng các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ ngày càng nhận thức sâu sắc được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng không chỉ lợi ích tiêu dùng mà còn thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp, cá nhân, tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển ổn định.

"Người tiêu được coi là bên yếu thế, nên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tất yếu" - Ảnh 4.

Doanh nghiệp và người tiêu dùng hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Đến từ câu lạc bộ người tiêu dùng Thăng Long, bà Thái Hồng Hảo bày tỏ: Chương trình "Doanh nghiệp vì người tiêu dùng" do Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam phát động giúp người tiêu dùng được bảo đảm quyền an toàn, sức khỏe khi sử dụng hàng hóa, dịch dụ của doanh nghiệp; đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ do công ty cung ứng ra thị trường; cam kết bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ của công ty cung ứng không đúng như đã công bố ra thị trường.

Ông Lương Văn Hải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Thông qua các kênh tuyên truyền của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, chúng tôi đã biết hơn về cách kiểm chứng sản phẩm hàng hóa, nhờ vậy có thể giảm tránh việc mua phải hàng giả, hàng nhái. Đồng thời, chúng tôi cũng thường tìm mua các loại hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng ở những cửa hàng, thương hiệu có uy tín, tuyệt đối không mua hàng khi không biết rõ nguồn gốc, giá cả các sản phẩm"

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm