Tối ngày 12/5, BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) tiếp nhận 2 vợ chồng ông Nguyễn Văn Sơn, 67 tuổi, ở khu Bí Trung I – phường Phương Đông – TP Uông Bí – Quảng Ninh trong tình trạng đau đầu và buồn nôn như người say rượu. Theo người nhà bệnh nhân, trước khi cấp cứu 1h, vợ chồng ông Sơn được một người hàng xóm giới thiệu về loài hoa có tên là hoa loa kèn (hoa chuông) được cho là quý, lành tính và mát. Thấy trong vườn nhà có trồng loài hoa này nên ông bà đã hái khoảng 10 bông về nấu canh. Sau ăn khoảng 30 phút, vợ chồng ông Sơn thấy có hiện tượng đau đầu và buồn nôn như người say rượu. Gia đình vội đưa ông bà đi cấp cứu.
Sau thăm khám, bác sĩ kết luận người bệnh bị nhiễm độc tố Scopolamine do ăn phải hoa có độc. Người bệnh đã được các bác sĩ tiến hành cấp cứu rửa dạ dày và chuyển tới khoa Hồi sức tích cực điều trị. Các bác sĩ đã dùng biện pháp chống độc, truyền dịch và điều trị các triệu chứng ảo giác cho người bệnh. Hiện ông bà Sơn đã tỉnh táo, tiếp xúc được và có thể được xuất viện trong vài ngày tới.
Sau thăm khám, bác sĩ kết luận người bệnh bị nhiễm độc tố Scopolamine do ăn phải hoa có độc. Người bệnh đã được các bác sĩ tiến hành cấp cứu rửa dạ dày và chuyển tới khoa Hồi sức tích cực điều trị. Các bác sĩ đã dùng biện pháp chống độc, truyền dịch và điều trị các triệu chứng ảo giác cho người bệnh. Hiện ông bà Sơn đã tỉnh táo, tiếp xúc được và có thể được xuất viện trong vài ngày tới.
Ông Sơn đã qua cơn nguy kịch |
Cây hoa chuông chứa độc chất |
Đẹp nhưng độc
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội cho biết, nhiều loài hoa đẹp nhưng khi ăn vào lại rất độc. Như trường hợp trên, vợ chồng ông Sơn ăn phải hoa chứa chất gây ảo giác Scopolamine. Chỉ cần uống một giọt dịch chất chiết xuất từ chất Scopolamine của hoa này, một người khỏe mạnh có thể rơi vào trạng thái vô thức. Nạn nhân có thể sẽ nghe, làm theo lời người đối diện một cách vô thức và khi hồi tỉnh, họ sẽ không nhớ những gì mình đã làm trước đó.
Ngoài ra, các bộ phận của cây hoa chuông có thể dẫn đến ngộ độc sau khi ăn. Ở dạng nhẹ, bệnh nhân ngộ độc có biểu hiện nôn trớ, mệt mỏi, choáng váng... Ở dạng ngộ độc nặng, người bệnh có thể bị suy thận, suy tim cấp, bị ảo giác, hoang tưởng... nếu không được cấp cứu kịp thời.
Có thể kể ra đây một số loài cây cảnh có hoa đẹp nhưng rất độc khi ăn phải. Hoa cẩm tú cầu đang được sử dụng làm hoa trang trí nhưng cả lá và hoa cẩm tú cầu đều chứa độc tố. Sơ ý ăn phải độc tố này có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Hay như hoa rum có lá và củ chứa nhiều chất độc cho đường ruột calcium oxalate. Nếu nhầm lẫn hoặc sơ ý ăn phải sẽ bị ngộ độc, triệu chứng thường thấy là ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.
Cây trúc đào là loại hoa có độc tính rất cao, rất nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Chất độc có mặt trong cây, lá, hoa, trái, hạt trúc đào. Nếu ăn phải, sau 10-15 phút, sẽ có biểu hiện buồn nôn ói dữ dội, lơ mơ, nhức đầu, mệt lả, tiêu chảy liên tục, loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Ngoài ra, các bộ phận của cây hoa chuông có thể dẫn đến ngộ độc sau khi ăn. Ở dạng nhẹ, bệnh nhân ngộ độc có biểu hiện nôn trớ, mệt mỏi, choáng váng... Ở dạng ngộ độc nặng, người bệnh có thể bị suy thận, suy tim cấp, bị ảo giác, hoang tưởng... nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cây trúc đào được trồng nhiều nơi nhưng dễ ngộ độc nếu ăn phải một bộ phận của cây |
Hay như hoa rum có lá và củ chứa nhiều chất độc cho đường ruột calcium oxalate. Nếu nhầm lẫn hoặc sơ ý ăn phải sẽ bị ngộ độc, triệu chứng thường thấy là ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.
Cây trúc đào là loại hoa có độc tính rất cao, rất nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Chất độc có mặt trong cây, lá, hoa, trái, hạt trúc đào. Nếu ăn phải, sau 10-15 phút, sẽ có biểu hiện buồn nôn ói dữ dội, lơ mơ, nhức đầu, mệt lả, tiêu chảy liên tục, loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Hoa cẩm tú cầu đẹp nhưng có thể gây ngộ độc |