Nhân rộng gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi trong hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số

An Khê
30/10/2023 - 21:29
Nhân rộng gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi trong hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số

Hội viên, phụ nữ dân tộc Cao Lan (Ngọc Quan, Đoan Hùng, Phú Thọ) đang rộn ràng chuẩn bị thu hoạch những vườn bưởi tới độ chín

Là một xã miền núi thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, xã Ngọc Quan có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong 5 năm qua, hội viên phụ nữ xã Ngọc Quan đã nỗ lực triển khai các mô hình kinh tế, vươn lên làm giàu.

PV Báo Phụ nữ Việt Nam có cuộc trò chuyện với chị Lê Thị Hồng - Chủ tịch Hội LHPN xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - về các điển hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc thiểu số.

- Xin chị cho biết tình hình kinh tế chung trong đồng bào dân tộc thiểu số ở xã, nhất là đặc thù kinh tế của hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số?

Ở huyện Đoan Hùng có 14 dân tộc thiểu số, dân tộc Cao Lan chiếm số đông hơn cả, toàn huyện có trên 3.000 người, bà con sống tập trung ở 6 làng của 4 xã. Ngày nay thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với sự hỗ trợ của các dự án dân tộc miền núi như chương trình 134, 135 chương trình nước sạch, đường giao thông nông thôn... bà con đồng bào dân tộc Cao Lan đã phát huy tinh thần tự chủ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không chấp nhận đói nghèo xây dựng cuộc sống no ấm, làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Nhân rộng gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi trong hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Chị Lê Thị Hồng - Chủ tịch Hội LHPN xã Ngọc Quan

- Cụ thể, trong những năm qua, lĩnh vực kinh tế của hội viên phụ nữ có gì khởi sắc, thưa chị?

Những năm qua các cấp hội trong xã thực hiện các chủ trương của địa phương về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng tỷ lệ cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng và phụ nữ nông thôn nói chung với vai trò chủ đạo trong sản xuất nông, lâm nghiệp đã tích cực hăng hái tham gia các chương trình kinh tế trọng tâm của địa phương.

Một số mô hình đạt được hiệu quả kinh tế cao như cải tạo vườn tạp, cải tạo vùng trũng nuôi trồng thuỷ sản… đã phát huy tính tự chủ của kinh tế hộ gia đình. Hội viên phụ nữ tích cực lao động, học tập phương thức làm ăn mới, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Nhân rộng gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi trong hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Nhiều hộ gia đình hội viên đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Đặc biệt chị em đã tham gia các hoạt động khuyến nông. Các mô hình: "Phụ nữ làm kinh tế giỏi", "Ươm cây giống", "Rau an toàn", các mô hình trình diễn chuyển giao khoa học công nghệ, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hội nghị tham quan đầu bờ… đã khuyến khích thu hút nhiều phụ nữ nông thôn tham gia. Đã có tác dụng thiết thực giúp chị em tạo ra sản phẩm cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích đất canh tác, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần đưa giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của xã tăng cao.

- Chị có thể chia sẻ cụ thể một số tấm gương điển hình tiên tiến, làm kinh tế giỏi?

Nhiều điển hình tiên tiến xuất hiện trong các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản như chị Luận, chị Môn, chị Phú, chị Hà… với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đẩy mạnh chăn nuôi vịt, gà đẻ trứng, lợn siêu nạc. Nhiều hộ gia đình hội viên đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Nhân rộng gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi trong hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 4.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống luôn là nhiệm vụ được các cấp Hội trong tỉnh, huyện, xã quan tâm và triển khai nhiều hình thức hỗ trợ hiệu quả

Đặc biệt, phong trào thi đua "Phụ nữ làm kinh tế giỏi" vươn lên làm giàu chính đáng đã được cán bộ, hội viên các tầng lớp phụ nữ trong xã hưởng ứng. Toàn xã đã có nhiều chị làm kinh tế trang trại, kinh doanh giỏi. Điển hình chị Hà chi hội 3 với mô hình phát triển chăn nuôi, mô hình trang trại cho thu nhập bình quân mỗi năm từ 40-50 triệu đồng.

- Thời gian qua hội đã hỗ trợ những gì để phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp, làm kinh tế, giảm nghèo, tăng giàu, thưa chị?

Chăm lo hội viên phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống luôn là nhiệm vụ được các cấp Hội trong tỉnh, huyện, xã quan tâm và triển khai nhiều hình thức hỗ trợ hiệu quả. Trong đó, Hội đã huy động các nguồn lực hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, tăng nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh doanh, hỗ trợ nhiều mô hình sinh kế, tạo việc làm cho lao động nữ, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn xã. Song song với hỗ trợ phụ nữ khó khăn, các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh luôn được quan tâm thực hiện và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội.

Nhân rộng gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi trong hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 5.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội

Thời gian tới, Hội LHPN xã sẽ tiếp tục tranh thủ nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án để đồng hành, tiếp sức, hỗ trợ hội viên, phụ nữ có điều kiện vươn lên, giảm nghèo nhanh, bền vững. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ khoa học - kỹ thuật, giới thiệu việc làm, kết nối thị trường giúp chị em yên tâm sản xuất làm giàu chính đáng trên quê hương. Đặc biệt, tập trung triển khai Dự án 8 về "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Xin cảm ơn chị!

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm