Nhiếp ảnh gia gốc Việt Hứa Như Xuân: Tiếp nối nguồn cội bằng những bức ảnh cũ của gia đình

Sông Thương
06/01/2023 - 23:07
Nhiếp ảnh gia gốc Việt Hứa Như Xuân: Tiếp nối nguồn cội bằng những bức ảnh cũ của gia đình

Nhiếp ảnh gia Hứa Như Xuân

Nữ nhiếp ảnh gia tài năng Hứa Như Xuân đã tạo nên một tác phẩm bằng những chất liệu quá khứ với mong muốn kết nối nguồn cội của gia đình.

Từ một tài năng từng hợp tác với nhiều đơn vị quốc tế uy tín như Maison Margiela, Dior, Kenzo hay tạp chí Time, Financial Times, nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt Hứa Như Xuân đã xây dựng cho mình một buổi triển lãm riêng với tên gọi "Hug of a swan" (tạm dịch là "Cái ôm của thiên nga") tại bảo tàng Huis Marseille, Amsterdam, Hà Lan.

Để nói về sự nghiệp của nhiếp ảnh gia này, không thể nào bỏ qua dự án cá nhân "Tropism: Consequences of a Displaced Memory", được phát hành vào tháng 9/2022.

Đó là bộ sưu tập những bức ảnh về gia đình của chính cô sau khi được xử lý kỹ thuật số: Những người họ hàng không rõ khuôn mặt, những hình bóng mờ nhạt, tất cả đã làm nổi bật sự vô hình trong quá khứ và sự huyễn hoặc của những điều xưa cũ - như tạp chí i-D mô tả.

Quan trọng hơn, thông điệp xuyên suốt của tác giả là một bài ca vinh danh sức mạnh phụ nữ Á Đông.

Dưới đây là bài phỏng vấn của i-D với Hứa Như Xuân.

Hãy chia sẻ về con đường trở thành một nhiếp ảnh gia của bạn?

Bố mẹ tôi đều là người Việt Nam. Tôi sinh ra và học tập tại Pháp nhưng lại cảm thấy quen thuộc hơn với London (Anh), nơi tôi chuyển đến sống vào năm 2012. Theo thời gian, tôi nhận ra rằng không phải cứ gắn bó lâu dài với một nơi mới là tốt và việc phát triển ở những nơi khác nhau sẽ mang lại nhiều thứ hơn.

Tôi lớn lên ở vùng ngoại ô và là người châu Á duy nhất trong trường cấp hai. Khi bạn muốn hoà nhập nhưng lại bị người khác nói là khác biệt, bạn thường từ chối bản chất của mình. Và cách để hòa nhập ở đây là xem mình như một người da trắng.

Hứa Như Xuân: Nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt chia sẻ về hành trình tiếp nối nguồn cội bằng những bức ảnh cũ của gia đình - Ảnh 2.

Tác phẩm tên "Jupiter like Karaoke" thuộc dự án cá nhân Dear Wind, 2021.

Ở Pháp, mọi người thường dạy rằng bạn hãy quên đi nơi bạn đến. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng cảm thấy như mình lớn lên ở London, bởi vì nơi này đã cho tôi rất nhiều điều. Ở đây, tôi phát hiện ra ý nghĩa thực sự của một cộng đồng là đoàn kết: làm việc với một nhóm sẽ tốt hơn là làm một mình.

Tôi đã học nhiếp ảnh ở trường 2 năm để có một nền tảng kỹ thuật. Thực tế, tôi muốn thực hành ngay lập tức và tạo ra điều gì đó với bộ óc sáng tạo thật khác biệt, và tôi muốn chứng minh với bố mẹ mình có thể kiếm tiền từ việc đó. Tôi tự nhủ bản thân sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia ở tuổi 25.

Và ngay trước sinh nhật lần thứ 25 của mình, tôi đã có được công việc đầu tiên: Chụp bộ sưu tập cho một thương hiệu. Đó là công việc rất nhỏ, nhưng tôi vô cùng hạnh phúc vì điều đó có nghĩa là tôi đã chứng minh mình làm được.

Hứa Như Xuân: Nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt chia sẻ về hành trình tiếp nối nguồn cội bằng những bức ảnh cũ của gia đình - Ảnh 3.

Tác phẩm "The distorted bench" thuộc dự án cá nhân "Vows, Oysters and Tangerines", 2019.

Có một số tham chiếu văn hoá đáng chú ý trong tác phẩm của bạn, làm thế nào mà những thứ đó định hình suy nghĩ của bạn?

Tôi bắt đầu dự án cá nhân của mình, "Tropism: Consequences of a Displaced Memory", dựa trên những bức ảnh của gia đình. Bộ sưu tập này được đặt theo tên cuốn sách "Tropisms" của Nathalie Sarraute, trong đó, bà ấy đã nghiên cứu về ý thức nội tâm và cách nó gợi nhớ những khoảnh khắc trong quá khứ.

Còn ở hiện tại, tôi đang đọc một cuốn sách khác của tác giả Việt Nam với nội dung về chủ nghĩa nữ quyền. Trong chương cuối cùng với tên gọi "Những câu chuyện của bà", tác giả đã nói về mối quan hệ giữa những người phụ nữ và ngôn từ.

Hứa Như Xuân: Nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt chia sẻ về hành trình tiếp nối nguồn cội bằng những bức ảnh cũ của gia đình - Ảnh 4.

Tác phẩm "I'm home late, don't you care where I've been?" thuộc dự án cá nhân "Honey Baby", 2020.

Bà tôi qua đời chỉ một ngày sau cuộc triển lãm của tôi và tôi đã nghĩ về những câu chuyện đời của bà mà tôi chưa từng được nghe, tôi lớn lên trong ngôi nhà không có những lời kể như thế.

Ngoài việc tìm kiếm những câu chuyện trong gia đình, bạn còn quan tâm đến những điều gì khác?

Gia đình tôi ở nhiều nơi khác nhau và tôi bắt đầu từ cha mẹ mình. Khi đó là năm 2016, lần đầu tiên tôi về Việt Nam sau khi trưởng thành. Ngay khi đến nơi, tôi đã nhận thấy một mối liên kết khó giải thích: Mùi hương trong không khí, hơi nóng khi bước xuống máy bay. Khi qua cổng an ninh, nhân viên đã đọc tên tôi một cách chính xác, điều đó có ý nghĩa lớn.

Hứa Như Xuân: Nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt chia sẻ về hành trình tiếp nối nguồn cội bằng những bức ảnh cũ của gia đình - Ảnh 5.

Tác phẩm "Birthday Rue des vignes - Archive from year 88" thuộc dự án cá nhân "Tropism, Consequences of a displaced memory - study one", 2016-2021.

Vì sợ hãi rằng câu chuyện về gia đình sẽ biến mất, nên tôi muốn kết nối mọi thứ với nhau, từ những thành viên trong gia đình đến các thế hệ tương lai. Tôi đã có suy nghĩ rằng: biết đâu đây sẽ là chất liệu cho sản phẩm trong tương lai. Nhưng sau tất cả, tôi biết mình cần phải làm như vậy, nghiên cứu về sự dịch chuyển của ký ức. Đó là cách mà dự án ra đời.

Hứa Như Xuân: Nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt chia sẻ về hành trình tiếp nối nguồn cội bằng những bức ảnh cũ của gia đình - Ảnh 6.

"Sharp Tongue, Round Fingers", 2017.

Làm thế nào mà bạn tìm ra phương hướng thẩm mỹ cho nghiên cứu của mình?

Làm mọi thứ một cách hoàn hảo, đó là tư tưởng của gia đình tôi. Bố mẹ luôn thúc giục con cần phải cố gắng hết sức và trở thành người giỏi nhất. Điều đó tạo cảm giác như thể tất cả những gì bạn làm vẫn chưa đủ. Bởi vì họ đã cho tôi mọi thứ, nên tôi cần đền đáp bằng những điểm số tốt nhưng sự thật là tôi không thông minh như họ mong muốn.

Tôi luôn thích việc nghiên cứu và khai thác thông tin từ mọi người. Vì thế, đối với tôi, mỗi dự án thời trang là một cơ hội để học hỏi điều gì đó. Tôi sẽ chọn một chủ đề, sau đó đọc sách, báo, nghiên cứu hình ảnh trên các thư viện hoặc các bộ phim nhưng lại ít khi tham khảo từ các tạp chí thời trang khác.

Hứa Như Xuân: Nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt chia sẻ về hành trình tiếp nối nguồn cội bằng những bức ảnh cũ của gia đình - Ảnh 7.

Tác phẩm "Chen," 2016.

Bạn có thể nói về việc mở rộng những thành phần nhiếp ảnh cho công việc trưng bày của mình không?

Tôi thích có sự trao đổi, chia sẻ và truyền tải những câu chuyện. Mỗi phòng trong tổng số 4 phòng trưng bày đều được phát một bản nhạc. Những bài hát ban đầu sẽ được thể hiện bằng ngôn ngữ gốc nhưng sau đó lại hát bằng lời Việt. Tôi thấy nó thú vị, theo một cách tích cực. Bạn có thể nghe bản nhạc này và tự cô lập mình trong thế giới riêng, ngăn cách bản thân bằng một chiếc tai nghe.

Hứa Như Xuân: Nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt chia sẻ về hành trình tiếp nối nguồn cội bằng những bức ảnh cũ của gia đình - Ảnh 8.

Tác phẩm "Be a super" thuộc dự án cá nhân "Dear Wind", 2021.

Có điều gì đặc biệt được tạo ra cho lần triển lãm này?

Mọi thứ đều nằm trong khoảng thời gian từ 2016 đến nay, mỗi phòng đều có bầu không khí riêng với màu xanh ngọc bích và xanh da trời. Một căn phòng về tình mẫu tử và sinh nhật, liên quan đến các ngày lễ kỷ niệm. Căn phòng thứ hai có tên Temple Room, mang phong cách nghệ thuật Baroque (một phong cách nghệ thuật bắt nguồn từ Phục Hưng Ý vào khoảng năm 1600 tại Rome, sau đó lan ra khắp châu Âu và cả những thuộc địa ở Tân thế giới cho tới cuối thế kỷ 18).

Hứa Như Xuân: Nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt chia sẻ về hành trình tiếp nối nguồn cội bằng những bức ảnh cũ của gia đình - Ảnh 9.

Tác phẩm "Family portrait at the wedding - Archive from year 85", thuộc dự án cá nhân "Tropism, Consequences of a displaced memory - study one", 2016-2021.

Bạn có cảm thấy những sự thay đổi lớn trong thể hiện văn hoá (gần đây) không, hay đó chỉ là sự thay đổi mờ nhạt?

Gần đây tôi đã xem bộ phim "Everything Everywhere All at Once" (Cuộc chiến đa vũ trụ). Thật tuyệt vời khi nhìn thấy nhiều gương mặt châu Á xuất hiện hơn. Tôi có một kỷ niệm khi đi xem phim "Mộc Lan" ở rạp, đó là lần duy nhất tôi nhìn thấy nhân vật châu Á xuất hiện trong một bộ phim hoạt hình. Tôi rất vui vì ngày nay, tất cả trẻ em đều có thể nhìn thấy những người giống như chúng trong một bộ phim.

Lý do khiến tôi rời Paris là vì cảm thấy mình bị đánh giá thấp. Khi còn bé, tôi thường phải giữ im lặng trước nhiều việc nhưng tôi đang cố gắng có được sự tự tin để lên tiếng. Và tôi sẽ lên tiếng bằng tác phẩm của mình.

Nguồn: i-D Magazine
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm