Nỗi ám ảnh từ hôn nhân của phụ nữ Trung Quốc

Công việc tăng ba lần sau khi kết hôn

Cô Liu Fang, 38 tuổi, đã kết hôn được bảy năm và có một con trai sáu tuổi. Liu chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn, khi mới kết hôn, cô mong muốn sẽ có thêm nhiều hạnh phúc và bớt đi những nỗi buồn trong cuộc hôn nhân này.

Cô là người Thượng Hải, là nhân viên tại một công ty dữ liệu tài chính. Liu Fang cho biết: "Hóa ra công việc tăng gấp ba lần sau khi tôi kết hôn. Công việc văn phòng, việc nhà và việc chăm sóc con cái. Tôi đã nghĩ đến chuyện ly hôn suốt thời gian qua ".

Nỗi ám ảnh từ hôn nhân của phụ nữ Trung Quốc - Ảnh 1.

Một cặp đôi người Trung Quốc ở tỉnh An Huy tổ chức đám cưới nhỏ trong đại dịch COVID - 19. Ảnh: Getty Images

Liu Fang đã viết trên Weibo rằng: "Điều hối tiếc nhất trong cuộc đời tôi là kết hôn và sinh con. Thật tuyệt làm sao nếu chỉ có một mình!". Bài đăng của cô đã ghi lại một thực tế ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, nơi nhiều người, chủ yếu là phụ nữ, đang đặt câu hỏi về vấn đề hôn nhân.

Vừa phải lo toan chăm sóc con cái và làm việc nhà trong khi vẫn phải đi làm là lý do phổ biến dẫn đến việc hôn nhân không hạnh phúc ở phụ nữ. Tuy nhiên, còn có nhận thức về bạo lực gia đình đối với phụ nữ cũng như các chính sách công không thuận lợi cho việc ly hôn, chẳng hạn như thời kỳ "xoa dịu" khi các cặp đôi phải dành 30 ngày để suy nghĩ lại quyết định ly hôn vừa được chính phủ Trung Quốc áp dụng từ năm nay cho các cặp vợ chồng muốn ly hôn.

Theo một cuộc khảo sát gần đây do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phối hợp với các cơ quan khác thực hiện cho thấy phụ nữ ngày càng không hạnh phúc trong hôn nhân.

Nỗi ám ảnh từ hôn nhân của phụ nữ Trung Quốc - Ảnh 2.

Kết hôn đang được nhìn nhận lại ở Trung Quốc. Ảnh: AP

Theo đó, cuộc khảo sát thường niên này vào năm 2020 ghi nhận gần 20% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ hối hận về điều này, so với 12% vào năm 2017 và 9% vào năm 2012. Trong khi đó, chỉ có khoảng 7% nam giới nói rằng họ hối tiếc khi kết hôn.

Cuộc khảo sát do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phối hợp thực hiện với Cục Thống kê Quốc gia, Tổng công ty Bưu điện Trung Quốc và Trường Phát triển Quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh. Cuộc khảo sát được tiến hành trên 100.000 hộ gia đình trên khắp Trung Quốc.


73% phụ nữ đứng đơn trong các vụ ly hôn

Theo thống kê, Trung Quốc đã chứng kiến số vụ ly hôn tăng và kết hôn giảm trong thập kỷ qua.

Theo số liệu của Bộ Dân sự, tỷ lệ ly hôn, hoặc ly hôn theo tỷ lệ phần trăm của các cuộc hôn nhân vào năm 2009 ở mức trên 20% một. Trong khi đó sau một thập kỷ, vào năm 2019, con số này đạt 50%, theo số liệu từ Bộ Dân sự. Tỷ lệ này đã giảm vào năm 2020, năm xảy ra đại dịch COVID - 19, nhưng vẫn ở mức cao trên 45%.

Theo đó, chính người vợ thường là người bắt đầu cuộc chia tay. Theo số liệu của Tòa án Nhân dân Tối cao, hơn 73% các vụ ly hôn được tất cả các tòa án trên khắp Trung Quốc xét xử trong năm 2017 là do phụ nữ đưa ra.

Nỗi ám ảnh từ hôn nhân của phụ nữ Trung Quốc - Ảnh 3.

Lượng đơn xin ly hôn tăng vọt ở Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Do các vụ ly hôn đang gia tăng ở Trung Quốc, nên vào ngày 1 tháng 1 năm 2021, chính phủ đã thực hiện một đạo luật yêu cầu các cặp vợ chồng phải trải qua "giai đoạn 30 ngày suy nghĩ lại" trước khi cặp đôi có thể hoàn tất việc ly hôn. Vào cuối năm 2020, khi luật mới sắp có hiệu lực đã dẫn đến nhiều người đổ xô ly hôn để tránh trải qua giai đoạn này. Theo thông tin, các luật sư Trung Quốc cho biết họ nhận được vô số yêu cầu nộp đơn ly hôn từ khách hàng. Ở một số thành phố như Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, nhu cầu tư vấn luật sư tăng mạnh.

Trong cuộc khảo sát của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc nêu trên, vào năm ngoái, gần 47% nam giới Trung Quốc cho biết họ làm việc nhà trước khi kết hôn, so với 46% ở phụ nữ. Nhưng con số này đã thay đổi sau khi kết hôn, với 46% nam giới và 48% phụ nữ nói rằng họ đã làm việc nhà.

Zhu Nan, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Tâm lý của Đại học Ma Cao, cho biết một lý do thỏa đáng cho sự khác biệt liên quan đến độ hài lòng giữa vợ và chồng có thể là nam giới không làm việc nhà nhiều như phụ nữ.

Anh nói: "Trong hầu hết các vấn đề được nghiên cứu, sự phân công lao động gia đình không đồng đều (thường thiên về nam giới) có liên quan đáng kể đến sự bất mãn trong hôn nhân". Ngoài ra, Zhu còn chỉ ra rằng cuộc khảo sát do CCTV thực hiện có thể không chặt chẽ về mặt phương pháp so với các nghiên cứu hàn lâm và những phát hiện có thể không phản ánh chính xác thực tế.

Theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew, tại Hoa Kỳ, 51% đàn ông đã kết hôn cho biết họ hài lòng với cách phân chia công việc gia đình, so với 40% phụ nữ. Ngoài ra, 56% số nam giới so với 42% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ rất hài lòng với phương pháp nuôi dạy con cái của vợ/chồng mình.

Phần lớn phụ nữ Trung Quốc không hạnh phúc trong hôn nhân - Ảnh 2.

Nhiều phụ nữ ở Trung Quốc đang trì hoãn kết hôn. Ảnh: Getty Images


Phụ nữ đảm đương quá nhiều việc khi kết hôn

Huang Yuqin, giáo sư bộ môn Xã hội học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Đông Trung Quốc, cho biết những người vợ ở Trung Quốc phải đảm đương rất nhiều công việc, bao gồm cả việc nhà và học hành của con cái.


Phụ nữ thường đầu tư nhiều tâm sức và thời gian cho gia đình hơn nam giới. Sự bất mãn nảy sinh khi trách nhiệm hai bên không đồng đều

Huang Yuqin - Giáo sư Xã hội học

Tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ Trung Quốc vẫn ở mức cao, trên 60%, một trong những tỷ lệ cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy nhiều phụ nữ phải làm việc, nhưng thông thường, vẫn phải phụ trách việc học hành của con cái. Điều này rất khốc liệt ở Trung Quốc, Huang nói.

Điều này đặc biệt đúng với những người trong độ tuổi từ 36 đến 45, những người không hài lòng nhất về hôn nhân của mình trong cuộc khảo sát của CCTV. Huang cho biết đó có thể là do họ đang ở giai đoạn mệt mỏi nhất của cuộc đời.

Bạo lực gia đình và tác động từ truyền thông lên hôn nhân

Ngoài ra, còn phải kể đến việc các phương tiện truyền thông đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ ngày càng tăng, bao gồm một số vụ chồng giết vợ kinh hoàng cũng có thể khiến những người trong hôn nhân thất vọng. Huang lưu ý: "Tất cả những điều này đã khiến cho hôn nhân ít được phụ nữ mong đợi hơn".

Nỗi ám ảnh từ hôn nhân của phụ nữ Trung Quốc - Ảnh 6.

3 cô gái mặc váy cưới xuống đường biểu tình ở Bắc Kinh, Trung Quốc để phản đối nạn bạo lực gia đình. Ảnh: SCMP

Theo một báo cáo thường niên, giữa tháng 3 năm 2016, khi Trung Quốc thực thi Luật Chống Bạo lực Gia đình đầu tiên và vào cuối năm 2019, báo cáo trên các phương tiện truyền thông cho thấy hơn 1.200 người chết liên quan đến 942 trường hợp bạo lực gia đình.

Nỗi ám ảnh từ hôn nhân của phụ nữ Trung Quốc - Ảnh 7.

Một người vợ người Trung Quốc bị chồng đánh đập trong cửa hàng được camera an ninh ghi lại. Ảnh: The new York Times

Trong 525 vụ bạo lực gia đình được nghiên cứu, 85% nạn nhân là phụ nữ. Trong số đó, hầu hết ở độ tuổi từ 18 đến 60, có nghĩa là phụ nữ đã kết hôn có nhiều khả năng bị bạo lực gia đình hơn. Chưa kể đến, nhiều vụ bạo lực gia đình không được thống kê vì xảy ra ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng kém phát triển, thiếu sự hỗ trợ từ các phương tiện truyền thông hoặc các tổ chức phi chính phủ.

"Nhiều trường hợp chỉ làm bùng nổ các cuộc tranh luận nhỏ và nhanh chóng lắng xuống. Một số trường hợp nổi tiếng đã kết thúc mà không có bất kỳ thông tin nào tiếp theo", báo cáo cho biết.

Bên cạnh những lo ngại về bạo lực gia đình, một số thay đổi lớn trong chính sách công cũng khiến phụ nữ không muốn kết hôn.

Áp lực từ việc sinh con

Phụ nữ chịu nhiều áp lực hơn trong việc sinh con sau khi chính phủ Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con vào năm 2015 và bắt đầu khuyến khích các gia đình có hai con trong bối cảnh lo ngại về dân số già đang tăng nhanh.Do đó, phụ nữ vẫn có thể tránh kết hôn nếu họ không muốn có con.

Phụ nữ chịu nhiều áp lực hơn trong việc sinh con sau khi chính phủ Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con vào năm 2015 và bắt đầu khuyến khích các gia đình có hai con trong bối cảnh lo ngại về dân số già đang tăng nhanh.Do đó, phụ nữ vẫn có thể tránh kết hôn nếu họ không muốn có con.

Nỗi ám ảnh từ hôn nhân của phụ nữ Trung Quốc - Ảnh 8.

Phụ nữ độc thân cho rằng thường cho rằng kết hôn là một gánh nặng thay vì hạnh phúc. Ảnh: Getty Images

Zhu Nan, một nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng việc phụ nữ không hạnh phúc trong hôn nhân cần được xem xét để đánh giá lại quan niệm văn hóa về giá trị của hôn nhân.

Zhu cũng lưu ý rằng: "Thật lý tưởng khi cả nam giới và phụ nữ cùng chia sẻ việc nhà".

Kết hôn không còn là mục tiêu cuối cùng của cả nam giới và phụ nữ, và chúng ta nên ngừng đặt nặng vấn đề đó. Nói rộng ra, người dân Trung Quốc đang dần loại bỏ quan niệm truyền thống về hôn nhân, khi nam giới được cho là đầu tư nhiều hơn vào việc theo đuổi người yêu, trong khi phụ nữ được cho là phải hy sinh nhiều hơn cho gia đình.

Zhu Nan - Nhà nghiên cứu tâm lý học

Ngoài ra, theo ghi nhận của Huang từ Đại học Đông Trung Quốc, phụ nữ đang bắt đầu tưởng tượng ra những cuộc sống khác nhau cho chính họ. "Họ bắt đầu nhận ra rằng mọi người không nhất thiết phải kết hôn", cô nói.

Liu Fang, nhân vật đã đề cập ở phần đầu cho biết một số người bạn của cô vẫn độc thân và họ dường như có cuộc sống tốt hơn. "Tôi không thể phủ nhận rằng tôi rất ghen tị với họ, ít nhất là ở giai đoạn này của cuộc đời tôi. Họ thuốc về chính mình, có thời gian riêng để giải trí hoặc phát triển sự nghiệp. Có lẽ khi con trai tôi lớn hơn, tôi sẽ tham gia cùng họ", cô nói.


Kim Ngọc
SCMP