Quan tâm đến trẻ em gái để thay đổi cuộc sống của phụ nữ dân tộc

P.V
19/12/2022 - 21:29
Quan tâm đến trẻ em gái để thay đổi cuộc sống của phụ nữ dân tộc

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa và PGS.TS Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo

Theo Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa, để thay đổi cuộc sống của người phụ nữ dân tộc thiểu số, chúng ta phải tập trung đến đối tượng có thể tạo nên sự thay đổi, đó chính là thế hệ trẻ em gái.

Chiều 19/12, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo công bố kết quả khảo sát thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu ban đầu Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em".

Hội thảo có sự tham dự của TS. Bùi Thi Hòa - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; GS.TS Lê Thị Hợp - Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; đại diện các Bộ, ngành có liên quan như: Ủy ban Dân tộc, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khó khăn; các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức xã hội…

Quan tâm đến trẻ em gái để thay đổi cuộc sống của phụ nữ dân tộc - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Mục đích của khảo sát nhằm thu thập, cập nhật nhật thông tin, dữ liệu ban đầu của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em". Kết quả khảo sát cũng là căn cứ đề xuất, điều chỉnh các hoạt động của Dự án phù hợp với thực tế, đồng thời tham chiếu để đánh giá hiệu quả đầu ra của Dự án 8.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết: Cuộc khảo sát được Học viện Phụ nữ Việt Nam triển khai một cách bài bản, công phu từ khâu nghiên cứu các tài liệu liên quan, xây dựng kế hoạch khảo sát, xây dựng khung logic, thiết kế bộ công cụ đến thu thập biểu mẫu thống kê cấp tỉnh của toàn bộ 51 tỉnh thuộc dự án và tổ chức khảo sát thực địa tại 8 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Gia Lai, Bình Phước và Sóc Trăng.

PGS.TS Trần Quang Tiến cho biết, kết quả khảo sát ban đầu này sẽ góp thêm được nhiều nội dung để Ban quản lý dự án có thể triển khai thêm nhiều hoạt động thực sự có ý nghĩa và cần thiết đối với phụ nữ, trẻ em miền núi, dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, cuộc khảo sát sẽ cung cấp minh chứng, số liệu để có thể so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện dự án.

Quan tâm đến trẻ em gái để thay đổi cuộc sống của phụ nữ dân tộc - Ảnh 2.

Hội thảo công bố kết quả khảo sát thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu ban đầu Dự án 8

Hội thảo đã báo cáo kết quả khảo sát của 4 nội dung: Hoạt động tuyên truyền góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; Nhận thức, thực trạng tham gia các mô hình nâng cao quyền ăng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; Nhận thức và sự tham gia của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện, hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo; Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

Quan tâm đến trẻ em gái để thay đổi cuộc sống của phụ nữ dân tộc - Ảnh 3.

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa đưa ra nhiều khuyến nghị tại Hội thảo

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa đánh giá cao việc triển khai khảo sát Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em"của Học viện Phụ nữ Việt Nam. Đồng thời, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng đưa ra một số khuyến nghị.

Thứ nhất, ngoài những vấn đề về phòng, chống xâm hại, về kế hoạch hóa gia đình thì những vấn đề mà phụ nữ dân tộc quan tâm, hướng đến là gì. 

Thứ hai, để thay đổi cuộc sống của người phụ nữ thì phải tập trung đến đối tượng có thể tạo nên sự thay đổi. Đó chính là thế hệ trẻ em gái. Để một người phụ nữ dân tộc thiểu số sau này vững vàng, bản lĩnh, tự tin và am hiểu thì cần quan tâm nhiều hơn, truyền thông nhiều hơn đến đối tượng trẻ em.

Thứ ba, có rất nhiều địa chỉ tin cậy tại cộng đồng nhưng lại không phải là địa chỉ mà chị em, phụ nữ tìm đến. Cần phải thay đổi, nhìn nhận lại cách tiếp cận các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng này. Bên canh đó, làm thế nào để phụ nữ có thể tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng cũng là vấn đề cần quan tâm. Đặc biệt, cần có thêm nghiên cứu về nhóm dân tộc rất ít người để hiểu thêm những vấn đề của phụ nữ ở đó.

Hội thảo cũng nhận được nhiều chia sẻ, trao đổi, thảo luận và tham vấn ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi khó khăn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm