pnvnonline@phunuvietnam.vn
Sưng phù bàn chân là bệnh gì? Sưng bàn chân có phải dấu hiệu bệnh tiểu đường?
Sưng phù bàn chân là bệnh gì? Ảnh: ST
Tùy vào nguyên nhân gây sưng phù bàn chân là bệnh gì mà điều trị cũng khác nhau. Để điều trị dứt điểm, chấm dứt tình trạng chân bị sưng phù do đâu thì việc chú ý tới các triệu chứng bất thường ở chân hay các vùng cơ thể liên quan khác cũng rất quan trọng.
1. Sưng phù bàn chân là bệnh gì?
Theo Medical News Today, dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến một người có chân bị sưng phù nề, khó chịu và thậm chí là ảnh hưởng tới hoạt động đi lại và sinh hoạt bình thường. Cũng như cách điều trị mà bạn có thể tham khảo.
Lưu ý, những thông tin về nguyên nhân gây sưng phù chân là bệnh gì này chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho chẩn đoán của bác sĩ tại bệnh viện.
- Phù nề (Edema)
Phù nề là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng sưng tấy cơ thể xảy ra khi chất lỏng bị tích tụ và mắc kẹt trong các mô. Phù nề thường gặp ở chân và bàn chân nhưng cũng có thể bị phù nề ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như mặt sưng phù nề hoặc phù nề ở tay.
Các dấu hiệu phù nề khác có thể gặp bao gồm: Da căng bóng ở khu vực bị sưng phù; ấn vào tạo ra vùng lõm rõ ràng; đau/hoặc không đau nhưng khó chịu và giảm khả năng vận động; ho hoặc khó thở nếu tình trạng phù nề ảnh hưởng tới phổi (phù phổi).
Đối phó: Phù nề có thể tự khỏi hoặc nếu phù nề là biểu hiện của một bệnh lý cụ thể thì việc điều trị bệnh sẽ giúp loại bỏ hiện tượng phù nề do tích nước. Ngoài ra, để giảm phù nề tại nhà bạn có thể mang tất hỗ trợ, giảm lượng muối tiêu thụ và nâng chân cao hơn ngực khi nằm. Trong trường hợp không cải thiện, cần thăm khám bác sĩ để được kiểm tra xem có nguyên nhân tiềm ẩn nào gây sưng phù bàn chân không.
- Chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân
Chân bị phù là bệnh gì? Chấn thương ở bàn chân hoặc mắt cá chân chẳng hạn như bong gân mắt cá chân khi dây chằng bị căng quá mức có thể khiến bàn chân bị sưng phù. Chấn thương dạng này có thể gây ra các cơn đau đớn khó chịu, bầm tím hoặc sưng đỏ.
Đối phó: Giữ cho chân hoặc mắt cá chân cao hơn tim khi xác định được sưng phù nề bàn chân là bệnh gì có liên quan tới chấn thương. Điều này sẽ giúp bàn chân không phải chịu trọng lượng của cơ thể khiến cho chấn thương nghiêm trọng hơn.
Sử dụng túi chườm đá hoặc băng ép để giảm sưng cũng như thuốc giảm đau không kê đơn sẽ giúp tình trạng sưng phù bàn chân do chấn thương được dịu bớt và giảm khó chịu. Trong trường hợp, sưng tấy ở bàn chân không thuyên giảm hoặc cơn đau tăng lên, bạn sẽ cần di chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để xác định xem mức độ chấn thương gây phù chân có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào để loại trừ những tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Bà bầu bị phù chân
Sưng phù bàn chân là bệnh gì? Tình trạng phù nề bàn chân có thể liên quan tới việc bị tích nước và tăng áp lực tĩnh mạch chân khi mang thai, phổ biến ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ và thường gặp ở bàn chân và mắt cá chân.
Đối phó: Massage, kê cao chân khi có thể, đi giày dép thoải mái và tránh đứng trong thời gian dài sẽ giúp giảm vấn đề bà bầu bị phù chân tăng lên. Ngoài ra, cần tránh các nguyên nhân có thể gây tích nước cho cơ thể như giảm muối, tăng lượng nước uống khi mang thai.
- Tiền sản giật
Ngoài nguyên nhân sưng phù bàn chân là bệnh gì do tích nước khi mang thai thì nếu hiện tượng phù chân xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng thì đó có thể là dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu (phổ biến sau tuần thai 34) hoặc ngay sau khi sinh đặc biệt nguy hiểm. Tiền sản giật là căn nguyên dẫn đến sản giật – một tai biến sản khoa nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
Các dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai thường gặp bao gồm: Tăng huyết áp thai kỳ, protein niệu, đau nhức đầu dữ dội, thay đổi thị lực (như mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng), đau bụng trên, buồn nôn và nôn mửa, giảm lượng nước tiểu, giảm tiểu cầu, suy giảm chức năng gan, khó thở có liên quan tới chất lỏng tích tụ trong phổi, tăng cân đột ngột (khoảng 2kg trong một tuần), sưng phù nề ở mặt và tay chân.
- Lối sống
Một số yếu tố lối sống cũng có thể là nguyên nhân gây sưng phù bàn chân, chẳng hạn như: Ít vận động, thừa cân, mang giày dép không vừa, có chế độ ăn nhiều muối (ăn mặn).
Tốt nhất, hãy cố gắng tập thể dục thường xuyên cũng như duy trì cân nặng ở mức hợp lý sẽ giúp giảm tình trạng phù chân. Đồng thời cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát lượng muối nạp vào. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2 gam natri mỗi ngày, tương đương với 5 gam muối/ngày ( ít hơn 1 thìa cà phê muối). Đối với trẻ em từ 2 - 15 tuổi, WHO khuyến cáo nên nạp lượng muối ít hơn so với người lớn, điều chỉnh dựa trên nhu cầu năng lượng của trẻ.
- Tác dụng phụ của thuốc
Đôi khi sưng phù bàn chân là bệnh gì cũng có liên quan tới tác dụng phụ của một số loại thuốc. Chẳng hạn như: Thuốc hormone estrogen và testosteron; thuốc chẹn kênh canxi giúp kiểm soát huyết áp; thuốc steroid và corticosteroid; thuốc chống trầm cảm; thuốc chống viêm không steroid; thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Nếu bạn cho rằng nguyên nhân khiến bàn chân sưng phù là do tác dụng phụ của thuốc, hãy trao đổi lại với bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều dùng hoặc thuốc thay thế phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc.
- Sưng phù bàn chân do uống rượu
Rượu cũng là một tác nhân khiến chân sưng phù - có liên qua tới tích nước dư thừa. Nếu hiện tượng sưng phù bàn chân không giảm sau 2 ngày, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ bởi phù chân tái phát sau khi uống rượu có thể là dấu hiệu bệnh tim, gan, thận tiềm ẩn.
Khi uống rượu, nên chú ý uống một lượng vừa phải, uống đủ nước và giảm lượng muối nạp vào cơ thể. Ngâm chân trong nước lạnh và nâng chân cao hơn tim cũng có thể giúp giảm triệu chứng sưng phù bàn chân.
- Thời tiết quá nóng
Đôi khi thời tiết quá nóng có thể trở thành nguyên nhân gây sưng phù bàn chân là bệnh gì. Điều này được giải thích là do thời tiết nóng khiến tĩnh mạch giãn ra nhằm làm mát cho cơ thể, quá trình này khiến chất lỏng rò rỉ vào các mô xung quanh, bao gồm cả mắt cá chân và bàn chân.
Để giảm tình trạng này, cần uống nhiều nước khi thời tiết nóng bức hơn và mang giày dép vừa vặn với bàn chân.
- Tiểu đường
Bàn chân tiểu đường là thuật ngữ phổ biến có liên quan tới tình trạng sưng chân, giảm cảm giác bàn chân khi bị tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, nó có thể ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu và hệ thần kinh - cả hai lý do này đều có thể dẫn tới phù nề bàn chân.
Lưu ý, người bị bệnh tiểu đường dễ bị hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu khiến bàn chân sưng lên (thường là sưng ở một chân). Nếu huyết khối vỡ ra, di chuyển tới phổi có thể gây ra thuyên tắc phổi, một tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.
Bên cạnh đó, các biến chứng tiểu đường lâu dài như tim hoặc thận cũng có thể gây sưng phù bàn chân. Một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra tác dụng phụ là sưng chân hoặc bàn chân.
- Suy tĩnh mạch mãn tính
Suy tĩnh mạch mãn tính là bệnh tiến triển chậm, không có biểu hiện rầm rộ nhưng lại gây ra nhiều trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày. Trong đó suy tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi máu tĩnh mạch gặp khó khăn để trở về tim và ứ đọng ở chân, gây biến đổi về huyết động và biến dạng các tổ chức mô xung quanh.
Ở giai đoạn tiến triển, triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới bao gồm phù mắt cá chân hoặc phù bàn chân kèm theo các búi tĩnh mạch nổi rõ trên da. Trong khi ở giai đoạn sớm, chỉ đơn thuần là cảm giác châm chích ở chân hoặc phù nhẹ khi đứng lâu, có các mạch máu nhỏ li ti ở chân (đặc biệt là ở cổ chân và bàn chân).
Nghiêm trọng hơn, suy tĩnh mạch chi dưới mãn tính có thể dẫn tới viêm tĩnh mạch nông huyết khối, xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch hoặc nhiễm khuẩn vết loét.
- Sưng phù bàn chân do cục máu đông
Cục máu đông xuất hiện khi máu không lưu thông bình thường khiến các tiểu cầu dính lại với nhau. Máu chảy về tim sẽ khó khăn nếu cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch chân, dẫn tới sưng phù bàn chân và mắt cá chân.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng cục máu đông hình thành sâu trong chân, tắc nghẽn ở các tĩnh mạch chính và nghiêm trọng khi di chuyển tới tim, phổi. Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm: Sưng ở một bên chân, cảm giác đau hoặc khó chịu ở chân, sốt nhẹ, thay đổi màu da chân,...
- Sưng hạch bạch huyết
Nhiễm trùng và viêm là những nguyên nhân phổ biến gây ra sưng hạch bạch huyết. Những người từng trải qua xạ trị hay phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết có nguy cơ bị sưng phù hạch bạch huyết cao hơn cả.
Các dấu hiệu bao gồm: Nhiễm trùng tái phát, phạm vi chuyển động giảm, đau nhức, cảm giác căng tức hoặc nặng nề và cảm giác dày lên của vùng da có hạch bạch huyết bị sưng.
- Bệnh tim
Sưng phù bàn chân có thể là dấu hiệu bệnh tim hoặc suy tim do tim bị tổn thương khiến chức năng bơm máu không hoạt động hiểu quả. Trong đó, suy tim phải có thể khiến cơ thể giữ muối và nước dẫn tới phù chân.
Bên cạnh sưng phù chân thì triệu chứng suy tim khác có thể gặp như: Khó thở, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc nằm xuống; tim đập nhanh; yếu đuối, mệt mỏi; ho hoặc thở khò khè; có đờm màu trắng hoặc hồng, có thể lẫn máu; sưng chướng bụng; tăng cân nhanh do tích nước; mất cảm giác thèm ăn; buồn nôn hoặc nôn mửa; khó tập trung, lú lẫn;...
Suy tim là tình trạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, càng sớm thì tiên lượng càng cao.
- Bệnh thận
Người có chức năng thận kém khiến thận không thể đào thải được chất lỏng sẽ gây ra hiện tượng tích chất lỏng trong cơ thể. Bệnh thận có thể không có các triệu chứng rầm rộ ở giai đoạn đầu, tới khi thận suy yếu thì các triệu chứng suy thận có thể bao gồm: Tiểu ít và thường xuyên hơn; thở hụt hơi; buồn ngủ hoặc mệt mỏi; đau hoặc tức ngực; buồn nôn; lú lẫn hoặc hôn mê.
Điều trị bệnh thận cần phụ thuộc vào mức độ bệnh. Các lựa chọn điều trị có thể là thuốc, chế độ ăn ít protein, bổ sung vitamin D và canxi; chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận nếu nghiêm trọng.
- Bệnh gan
Sưng phù bàn chân là bệnh gì? Bệnh gan. Bệnh gan có thể ức chế chức năng sản xuất albumin khiến chất lỏng tích tụ ở chân và bàn chân, từ đó gây ra hiện tượng sưng nề bàn chân.
Ngoài ra, các triệu chứng bệnh gan khác có thể kể đến như: Vàng da, nước tiểu sẫm màu, da dễ bị bầm tím, mất cảm giác thèm ăn, ngứa da, thiếu năng lượng, buồn nôn hoặc nôn mửa, bụng mềm hoặc bụng to lên (sưng bụng, chướng bụng), phân nhạt màu, phân có thể lẫn máu hoặc có màu sậm như hắc ín.
Để điều trị bệnh gan, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, thay đổi lối sống bao gồm giảm cân, giảm lượng rượu uống,... Trong những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật gan có thể được chỉ định.
2. Khi nào sưng phù bàn chân cần thăm khám bác sĩ?
Để điều trị hiện tượng sưng bàn chân thì cần xác định chính xác nguyên nhân sưng phù bàn chân là bệnh gì. Nói cách khác, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh.
Trong đó, bạn có thể áp dụng một số cách giảm sưng, phù chân tại nhà như: Uống đủ nước, sử dụng tất nén, ngâm chân trong nước lạnh có pha muối Epsom khoảng 15 - 20 phút, nâng chân bị sưng cao hơn chân, vận động sau một khoảng thời gian ngồi/đứng lâu, massage chân,... Ngoài ra, chế độ ăn cần giảm lượng muối tiêu thụ, bổ sung thêm các thực phẩm giàu kali và magie.
Nếu tình trạng sưng phù bàn chân không được cải thiện và kèm theo cảm giác khó thở, đau tức ngực thì cần tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức, tránh các biến cố sức khỏe nguy hiểm như suy tim.