Tăng cường lồng ghép giới trong truyền thông qua quá trình tác nghiệp của phóng viên

23/07/2018 - 21:59
Đó là lời nhấn mạnh của ông Trương Quang Hồng, chuyên gia về giới tại buổi tọa đàm “Chia sẻ thông tin về giới trong phát triển bền vững” tại Hà Nội ngày 23/7. Buổi toạn đàm do Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) phối hợp với tổ chức CARE International và Irish Aid tổ chức.
Tọa đàm nhằm chia sẻ kiến thức, thông tin về giới, bình đẳng giới giúp phóng viên, báo chí có thông tin góc nhìn về giới, bình đẳng giới trong phát triển bền vững, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã giới thiệu chương trình giảm nghèo mục tiêu quốc gia và một số lĩnh vực tiếp cận rừng, đất rừng và luật tiếp cận thông tin; Khung bình đẳng giới của tổ chức CARE International;  Bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
 
toa-dam-binh-dang-gioi.jpg
Bà Trần Thị Khánh Hòa - Phó Viện trưởng RED điều hành buổi tọa đàm

 

Chuyên gia về giới Trương Quang Hồng và Lê Hồng Giang đến từ tổ chức CARE International nhấn mạnh đến mục tiêu bình đẳng giới, trong đó đặc biệt là việc xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế-Xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, cần tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
 
Bàn về nguyên tắc lồng ghép giới trong truyền thông, ông Hồng cho biết cần tránh mọi hình thức và nội dung thông điệp củng cố định kiến giới: xóa bỏ các hình thức khuôn mẫu; tăng cường sự hiện diện và thông tin đa chiều để đạt được sự bình đẳng trong phản ánh về nữ giới và nam giới. Mặt khác, cần đưa tin bài về bình đẳng và công bằng giới như một bộ phận quan trọng cấu thành vai trò là người giám sát xã hội của truyền thông.
 
toa-dam-binh-dang-gioi-2.jpg
Chuyên gia về giới Trương Quang Hồng chia sẻ về lồng ghép giới trong truyền thông

 

Các phóng viên cần đề cao những thay đổi trong vai trò của cả nam giới và nữ giới trong xã hội, đặc biệt nên khuyến khích những mẫu hình văn hoá thể hiện bình đẳng giới, phù hợp với sự phát triển tiến bộ, văn minh của xã hội. Khi tác nghiệp, cần cân bằng khi phác họa hình ảnh của nam giới và nữ giới (chuyên gia, quan chức), cân bằng số lượng tin bài về các thành công của cả nam và nữ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm