"Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số phải biến thiên theo từng giai đoạn"

H.Y
17/04/2023 - 20:02
"Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số phải biến thiên theo từng giai đoạn"

Đồng chủ trì Hội thảo là Uỷ viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh (phải) và Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương

Chiều 17/4, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Uỷ viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh nhấn mạnh, Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia dân tộc thiểu số & miền núi giai đoạn 2021 – 2030 nhấn mạnh vào việc 2 vấn đề, đó là: Thực hiện công tác bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. "Và việc này phải biến thiên theo từng giai đoạn, từng năm tháng" – Phó chủ tịch Tôn Ngọc Hạnh khẳng định.

"Đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi rất đặc thù nên Hội mong muốn nhận được nhiều ý kiến ở nhiều góc độ của các chuyên gia để từ đó, đưa ra những hoạt động truyền thông khả thi" - Phó Chủ tịch Tôn Ngọc Hạnh bày tỏ.

"Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số phải biến thiên theo từng giai đoạn" - Ảnh 1.

Hội thảo tham vấn Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 diễn ra vào chiều 17/4

Tại chương trình, TS. Lê Văn Sơn – Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng cho biết, mục tiêu tổng quát của chiến lược là tăng cường thực hành bình đẳng giới trong thực hiện vai trò sản xuất (vai trò kinh tế), vai trò tái sản xuất, ra quyết định trong gia đình và cộng đồng, và tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị.

Tiếp đó, từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán có hại cho phụ nữ và trẻ em gái, phá bỏ các định kiến giới, khuôn mẫu giới và sự phân biệt đối xử về giới trong gia đình và cộng đồng DTTS & miền núi.

"Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số phải biến thiên theo từng giai đoạn" - Ảnh 2.

Các đại biểu lắng nghe và góp ý cho Chiến lược truyền thông

Chiến lược gồm 3 nội dung: (1) Định kiến giới, khuôn mẫu giới và sự phân biệt đối xử về giới; (2) Vai trò, trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới khi thực hiện Chương trình MTQG về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS; (3) Một số vấn đề bất bình đẳng giới và vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Tập trung vào các đối tượng là Lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của các cơ quan tham gia thực hiện Chương trình MTQG về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN; thành viên tổ truyền thông cộng đồng đặc biệt là nam và nữ, trẻ em ở các địa bàn can thiệp của Dự án 8 (ưu tiên độ tuổi từ 16 đến 55).

Đa số các đại biểu, chuyên gia đều đánh giá cao Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 xây dựng có bố cục trình bày cụ thể, rõ ràng, phù hợp. Các chuyên gia mong muốn Chiến lược có nhiều đổi mới sáng tạo, có sự vào cuộc của cả người dân; lồng ghép giới vào các chương trình truyền thông thường xuyên của địa phương.

Ông Lê Quang Bình, ECUE, chuyên gia về giới, phát triển và DTTS góp ý, rất nhiều khuôn mẫu giới đang ngăn cản phụ nữ dân tộc phát triển. Vì thế, truyền thông phải tạo ra những chuẩn mực mới để có tác động tích cực đến đời sống của phụ nữ DTTS, đặc biệt là trẻ em gái DTTS. Ngoài ra, quá trình truyền thông cũng cần có sự khác biệt với các đối tượng như nhóm nữ thanh niên DTTS hay phụ nữ trung niên DTTS…

"Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số phải biến thiên theo từng giai đoạn" - Ảnh 3.

Ông Lê Quang Bình, ECUE (giữa) góp ý tại hội thảo

Tiếp đó, bà Lê Thị Ngọc Liên, chuyên gia về giới cho rằng, việc xây dựng chương trình truyền thông riêng cho giới sẽ không hiệu quả bằng việc lồng ghép giới.

Ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế cho rằng, truyền thông phải đồng bộ với những can thiệp của dự án 8, chẳng hạn dự án 8 có can thiệp chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ DTTS. Vậy đi kèm với đó là những giải pháp truyền thông phù hợp, tránh trường hợp "trật đường ray".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm