Tra tấn tinh thần vợ bị xử lý thế nào?

17/03/2016 - 08:00
Người chồng không thượng cẳng chân hạ cẳng tay nhưng thường xuyên tra tấn tinh thần vợ khiến người vợ khủng hoảng tâm lý. Hành vi đó có bị xử phạt không?

Hỏi: Chồng tôi là cán bộ nhà nước, có chức vụ. Dù anh ta chưa bao giờ đánh đập tôi, nhưng lại thường xuyên có những lời lẽ, hành vi nhằm tra tấn tinh thần khiến tôi ức chế và đi đến khủng hoảng tâm lý. Xin Báo PNVN cho biết pháp luật có quy định về việc xử lý những hành vi nói trên không?

Tống Thị Vân (Hà Nội)

Trả lời: Theo quy định tại Điều 50, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình…, thì: 1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
  2. b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ…

Nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình, thì:

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  3. a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  4. b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
  5. c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân… (Điều 51).

Đối với hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, thì:

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
  3. b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
  4. c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm