Nhưng, có một vấn đề là chồng tôi lại từ chối dùng bao cao su và cũng không muốn tôi đặt vòng hay uống thuốc. Chúng tôi đã thảo luận về việc này, và lý do chồng tôi đưa ra là: nếu tôi uống thuốc, nó sẽ có thể ảnh hưởng đến nội tiết, sợ dẫn đến vô sinh. Còn đặt vòng, thì gây cho anh ấy cảm giác đau, sợ khi quan hệ. Cách anh ấy muốn, rất vô lý, đó là “cứ làm tới rồi cầu nguyện”.
Kết quả là tôi đã tránh quan hệ tình dục với chồng. Tôi từ chối anh. Buổi tối, cứ trước khi đi ngủ, chúng tôi đều phải chịu đựng thứ tâm trạng nặng nề. Điều tôi bực mình và khổ sở hơn cả, đó chính là thái độ của chồng. Anh có cảm giác uất ức nhiều hơn tôi rất nhiều và luôn cố gắng để thể hiện rằng “cuộc chiến tránh thai” này là do tôi khởi xướng và mọi chuyện là lỗi hoàn toàn ở tôi”.
Trong “Nghiên cứu thực trạng bao phủ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại 3 tỉnh phía Bắc” do Bộ Y tế và Trung tâm sáng kiến sức khoẻ dân số thực hiện mới đây, kết quả cho thấy nhiều người dân vẫn còn cho rằng trách nhiệm mang thai, sinh đẻ, chăm sóc con cái là của phụ nữ, mặc nhiên, chỉ phụ nữ mới quan tâm tới. |
Hay với chị Lương Thị Huyền (49 tuổi, ở Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, Hà Nội), mới đây, mặc dù hoàn toàn không muốn sử dụng đến biện pháp “triệt sản” nhưng chị vẫn phải tìm đến cơ sở y tế nhờ can thiệp.
Bấy giờ, khi chồng đã biết vợ đang cho con bú, không sử dụng được các loại thuốc tránh thai, chưa hợp để đặt vòng vậy mà khi có nhu cầu, anh vẫn cứ thản nhiên đòi hỏi, không hề có ý định tự mình dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Nếu vợ có phản ứng, từ chối thì chồng lại cáu, lại vùng vằng, gây sự, bỏ đi chơi... Khi chị Huyền bảo thẳng với chồng rằng anh nên dùng bao cao su thì anh phủi tay dứt khoát: “Không quen, ngứa, còn gì là hứng thú nữa!”.
Phải chăng câu trả lời chính là bởi trong thực tế hiện nay, những chuẩn mực về giới thống trị xuất phát từ hệ tư tưởng đạo đức Khổng giáo vẫn còn tồn tại một cách khá nặng nề và dai dẳng ở Việt Nam. Nó đã đặt người phụ nữ vào vai trò phụ thuộc đàn ông, trong đó có cả sự phụ thuộc, yếu thế về tình dục. Người ta nhìn nhận sự yếu ớt và vẫn cho rằng kinh nguyệt là không sạch sẽ, không hoàn thiện về cơ thể của phụ nữ (trong đó bao hàm cả việc không may để bị dính bầu, sức khoẻ không đảm bảo) là cái lỗi của phụ nữ.
Do đó, vẫn còn quá nhiều phụ nữ cảm thấy mình phải tự cố gắng chịu đựng, phải có trách nhiệm đảm bảo những tiêu chuẩn/chuẩn mực để thực hiện được vai trò lý tưởng như một hình mẫu xã hội về một cơ thể khoẻ mạnh, nữ tính để tạo sự hoà hợp trong tình dục và hôn nhân...
Theo bà Nguyễn Thu Quỳnh (Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) khi nghiên cứu về dự án “Tăng cường trách nhiệm giải trình trong chăm sóc sức khỏe sinh sản gia đình ở Lâm Đồng” từng cho biết: “Hiện có một định kiến khởi phát ngay từ phía chính sách, chủ trương chung và những người làm dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ là đã luôn cho rằng CSSKSS, KHHGĐ gắn chặt với người phụ nữ, luôn nghĩ rằng CSSKSS, KHHGĐ là của nữ giới. |