Khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, trào lưu thách đố “chống đẩy” nở rộ, thu hút được nhiều người tham gia. Anh Nguyễn Văn Quyết (khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, cả ngày ngồi làm việc ở văn phòng khiến anh nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Khi có lời thách đố của người bạn, anh tham gia ngay. Ngày đầu, anh chống đẩy 22 cái, quay clip gửi lên mạng xã hội; ngày thứ 2 anh chống đẩy 24 cái... Đến nay, anh đã thực hiện được 34 cái/lần và gửi lời thách đố đến người bạn khác.
“Tham gia trò này, tôi thấy có rất nhiều lợi ích. Đó là ngoài việc rèn luyện cơ thể, còn là giải trí sau giờ làm việc căng thẳng ở cơ quan”, anh Quyết chia sẻ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, luật chơi của trò này rất đơn giản. Theo đó, người đầu tiên sẽ chống đẩy 22 cái/lần rồi ghi hình đưa lên mạng xã hội và gửi lời thách đấu đến một người bạn. Ai nhận lời thách đấu này sẽ phải quay clip thực hiện 22 cái chống đẩy cho ngày đầu tiên. Những ngày tiếp theo sẽ tăng thêm 2 cái/lần và thực hiện liên tiếp trong 22 ngày. Người tham gia có thể thực hiện tại bất cứ địa điểm nào, miễn có video quay lại để chứng minh. Sau đó, người này có thể gửi lời thách đấu đến người khác. Ai tham gia nhưng không có clip hoặc đưa clip cách nhật là xem như thua cuộc. Vì vậy, thử thách này được nhiều người hào hứng tham gia.
“Tham gia trò này, tôi thấy có rất nhiều lợi ích. Đó là ngoài việc rèn luyện cơ thể, còn là giải trí sau giờ làm việc căng thẳng ở cơ quan”, anh Quyết chia sẻ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, luật chơi của trò này rất đơn giản. Theo đó, người đầu tiên sẽ chống đẩy 22 cái/lần rồi ghi hình đưa lên mạng xã hội và gửi lời thách đấu đến một người bạn. Ai nhận lời thách đấu này sẽ phải quay clip thực hiện 22 cái chống đẩy cho ngày đầu tiên. Những ngày tiếp theo sẽ tăng thêm 2 cái/lần và thực hiện liên tiếp trong 22 ngày. Người tham gia có thể thực hiện tại bất cứ địa điểm nào, miễn có video quay lại để chứng minh. Sau đó, người này có thể gửi lời thách đấu đến người khác. Ai tham gia nhưng không có clip hoặc đưa clip cách nhật là xem như thua cuộc. Vì vậy, thử thách này được nhiều người hào hứng tham gia.
Nhiều người tham gia trò thách đố chống đẩy |
Về vấn đề này, PGS.TS Lưu Quang Thùy (khoa Chấn thương Chỉnh hình II, BV Việt Đức, Hà Nội) cho biết, chống đẩy vừa phải, đều đặn có tác dụng như tập thể dục, giúp máu huyết lưu thông, cải thiện tuần hoàn, tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Đặc biệt, chống đẩy đúng cách còn có tác dụng rất tốt tới cơ bụng.
Tuy nhiên, PGS Lưu Quang Thùy cũng cho rằng, ngoài việc lợi ích rèn luyện sức khỏe, người tham gia trò thách đấu này phải cố gắng để đạt được mục tiêu nên cần cẩn trọng. Hơn nữa, những người bị thoát vị đĩa đệm, người không thường xuyên tập luyện mà chống đẩy liên tục 22 cái/lần dễ bị tổn thương cơ bắp, đau dai dẳng, đau cơ xương khớp, thậm chí vẹo cột sống...
Ngoài ra, việc chống đẩy tuy không mất sức nhiều nhưng cũng huy động các cơ như cơ lưng, cơ ngực, cơ vai, cơ cẳng tay, khớp vai, cột sống, cánh tay, các khớp tay. Nếu tư thế chống đẩy không phù hợp, lưng có thể bị kéo căng và vặn lưng, làm giảm tính đàn hồi ở khe giữa cột sống. Lúc này cột sống sẽ bị chấn thương.
“Việc luyện tập như thế nào phải căn cứ vào sức khỏe, tiền sử của từng người. Trong tập luyện không ai giống ai, đừng nghĩ người này làm được thì mình sẽ làm được. Tốt nhất trước khi thực hiện luyện tập 1 môn thể thao, mọi người nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn”, TS Thùy nói.
“Việc luyện tập như thế nào phải căn cứ vào sức khỏe, tiền sử của từng người. Trong tập luyện không ai giống ai, đừng nghĩ người này làm được thì mình sẽ làm được. Tốt nhất trước khi thực hiện luyện tập 1 môn thể thao, mọi người nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn”, TS Thùy nói.