Chị Nguyễn Thị Hải, cán bộ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có chồng là Giám đốc công ty Xây dựng than thở: “Anh ấy thường xuyên về muộn. Dịp lễ, Tết, mấy mẹ con chuẩn bị bữa cơm gia đình để sum họp, nhưng rất ít khi có mặt anh ấy. Nhiều lúc, 3 mẹ con tôi ở nhà thấy căn nhà như rộng hơn, lạnh hơn vì thiếu bóng dáng anh ấy…”.
Thay vì ngồi đợi cơm chồng rồi hậm hực, khó chịu, các bà vợ nên giao hẹn với chồng về thời gian dành cho gia đình. |
Chẳng có một công thức chung nào áp dụng cho các gia đình có chồng làm sếp, song theo một số chuyên gia tâm lý, cách tốt nhất là mỗi người tự tìm cách để thích nghi với hoàn cảnh của mình. Thay vì ngồi đợi cơm chồng rồi hậm hực, khó chịu, các bà vợ nên giao hẹn với chồng một tuần ăn cơm ở nhà mấy buổi và vào giờ nào. Nếu không về đúng giờ thì phải điện thoại về.
Nếu còn thời gian vào các ngày cuối tuần, chị em nên tham gia chơi thể thao, đi bộ, gặp gỡ giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, học ngoại ngữ, lướt web tìm đọc thông tin kinh tế liên quan đến công việc của chồng để hiểu anh ấy hơn. Thậm chí, các chị có thể giúp đỡ anh ấy một số vấn đề liên quan đến công việc của chồng khi cần thiết.
Ngoài ra, các bà vợ sếp đừng vì cảm giác thiếu hụt, cô đơn để lãng quên trọng trách quan trọng là chăm sóc con cái, làm điểm tựa cho con. Các chị có thể tìm hiểu kiến thức để nuôi dạy con tốt, đưa con đi chơi để con cái được tự do khám phá tự nhiên và cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho chúng.