2. Thể dục rèn luyện thân thể: Thực tế đã chứng minh, những người kiên trì tập luyện thể dục và người lao động thể lực thì tuỷ của họ được tích luỹ để cung cấp chất xương tiêu hao khi về già, như thế sẽ kéo dài tốc độ giảm chất lượng của xương.
3. Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ đẩy mạnh quá trình tiêu hao chất xương, từ đó gây loãng xương. Phụ nữ hút thuốc lá thường bị mãn kinh sớm và loãng xương sớm bởi thuốc lá làm tăng sự tiêu diệt và phân giải hormon sinh dục. Nếu không có hormon sinh dục thì sẽ mất đi một nhân tố bảo vệ xươn
4. Không uống rượu: Chất ethenol trong rượu rất có hại đối với cơ thể, làm giảm sự hấp thu canxi và vitamin, ức chế sự hoạt hoá của vitamin D và kháng tế bào tạo xương, theo đó nguy cơ loãng xương tăng cao.
Những thực phẩm giàu canxi, phốt pho, vitamin D có lòng đỏ trứng, đậu tương, các loại thịt và cá… sẽ giúp xương chắc khỏe. Ảnh minh họa: internet
Thông thường vào độ tuổi 40, xương bắt đầu có một số thay đổi như mất dần canxi, sợi xương giảm, mặt ngoài của xương cũng mỏng đi. Tuổi càng cao thì mức độ loãng xương càng nặng và nữ giới bị loãng xương nhiều hơn nam giới, thời gian phát sinh loãng xương ở nữ giới cũng sớm hơn. Loãng xương sẽ làm tăng tính giòn của xương, khi bị chấn thương nhẹ cũng có thể gãy xương, gây đau đớn.
Nguyên nhân loãng xương có liên quan tới hiện tượng thiếu hormon sinh dục, thiếu vận động, thiếu dinh dưỡng và thiếu ánh sáng. Khi bị loãng xương, người bệnh có những biểu hiện lâm sàng như đau mỏi ở cột sống, đau dọc các xương dài, đặc biệt là xương cẳng chân, và các cơ hay bị chuột rút. Mức độ nặng hơn có thể đau ở cột sống, đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, đau khi thay đổi tư thế và kèm theo chứng đầy bụng, nặng ngực, khó thở, hoặc bị gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực, gãy cổ tay và gãy lún đốt sống...
Vì thế việc thực hiện 4 biện pháp trên sẽ giúp bạn có được xương chắc khỏe.